You are currently viewing Bàn thờ gia tiên ngày Tết trang trí thế nào để cả năm vạn sự như ý

Bàn thờ gia tiên ngày Tết trang trí thế nào để cả năm vạn sự như ý

Bàn thờ gia tiên ngày Tết cần rất nhiều lễ vật và có những kiêng kỵ nhất định. Sắp xếp đúng, gia chủ sẽ gặp may mắn, bình an, vạn sự hanh thông… suốt cả năm. Ngược lại, nếu phạm phải kiêng kỵ có thể sẽ khiến gia chủ gặp nhiều chuyện không may.

Các chuyên gia phong thủy của Bàn thờ Gỗ Đẹp sẽ mách nước gia chủ trang trí bàn thờ gia tiên đẹp, đúng chuẩn.

Dọn dẹp bàn thờ gia tiên ngày Tết

Việc đầu tiên trong trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết là bao sái bàn thờ. Việc làm này thể hiện lòng biết ơn đối với những bậc sinh thành, dưỡng dục, sự tưởng nhớ đến người đã khuất cũng như lòng thành kính đối với chư vị thần phật.

Dọn dẹp bàn thờ gia tiên dịp cuối năm
Dọn dẹp bàn thờ gia tiên dịp cuối năm

Theo chuyên gia phong thủy Bàn thờ Gỗ Đẹp, người bao sái trước hết phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉn chu lịch sự, đầu tóc gọn gàng…, tốt nhất là nam gia chủ.

Trường hợp gia đình không có nam đinh hoặc người đàn ông không có công danh, sự nghiệp, người nữ có thể làm thay. Tuy nhiên, nên tránh những ngày “đến kỳ” để không thất lễ với các bậc bề trên.

Nước để bao sái bàn thờ thường sử dụng các loại thảo dược là quế, hồi, bạch đàn, đinh hương…

Gia chủ đun sôi chúng với nước sạch rồi lấy để lau rửa bàn thờ, đồ cúng. Nhiều gia đình còn dùng nước hoa cúng xức một chút để tạo mùi thơm thoang thoảng dễ chịu.

Khi bao sái, gia chủ cần hết sức cẩn thận, tránh đổ vỡ, không tự ý dịch chuyển bát hương, ảnh thờ khi chưa có lễ cúng bái cẩn thận.

Điều này vô cùng kiêng kỵ bởi gia tiên đã an vị. Tiếp đó, gia chủ tiến hành tỉa chân hương.

Điều này giúp tầm nhìn của thần linh, gia tiên được thoáng đãng hơn, sẽ phù trợ cho con cháu.

Sau khi đã thực hiện mọi việc xong xuôi, gia chủ đặt đồ thờ lại vị trí cũ. Đồng thời nên đốt tiền vàng hơ 4 phía và thắp 3 nén hướng để báo cáo với thần linh, gia tiên việc bao sái đã hoàn tất.

Trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết đẹp, chuẩn phong thủy

Sau khi bao sái, gia chủ tiến hành trang trí bàn thờ gia tiên. Đây là một việc làm hết sức quan trọng vì nếu sắp xếp sai sẽ bị bề trên quở trách. Tùy điều kiện mỗi nhà và phong tục từng vùng mà gia chủ có những cách sắp xếp khác nhau.

Nhưng tựu chung lại, vị trí chính giữa bàn thờ gia tiên là nơi để bài vị và ghi tên người được thờ cúng. Thường các gia đình sẽ cúng nhiều thần linh và gia tiên nên sẽ được sắp xếp vị trí theo vai vế lớn đến nhỏ từ giữa ra ngoài.

Bàn thờ gia tiên ngày Tết phải được trang trí sắp xếp chuẩn xác
Bàn thờ gia tiên ngày Tết phải được trang trí sắp xếp chuẩn xác

Trước bài vị bày lư hương mang ý nghĩa tâm linh với kích thước phù hợp khung bàn thờ. 2 bên có ngọn đèn dầu hoặc nến thơm vừa mang ý nghĩa phong thủy, vừa thể hiện lòng thành kính.

Bên cạnh đó, nhiều gia đình còn trang trí nhiều đồ thờ tự khác như: đỉnh đồng, song hạc, chân đèn. Hương thắp tùy từng gia đình, nhưng tựu chung lại có các loại thường gặp như: hương nén, hương vòng, hương sào…

Tuyệt đối không nên cắm hương giả, hương điện trên bàn thờ, sẽ khiến các bậc bề trên khó chịu.

Ngoài ra, 2 bên bàn thờ, gia chủ có thể bố trí lọ hoa. Hoa cắm trong bình tốt nhất là hoa tươi, hạn chế hoa giả.

Ngày tết nên cắm những loại hoa mang ý nghĩa tốt lành như hoa lay ơn, hoa mai, hoa đồng tiền, hoa thược dược, hoa đào, nụ tầm xuân…

Trong gian thờ, gia chủ có thể lựa chọn các loại tranh phong thủy đẹp hoặc tranh dân tộc như tranh Đông Hồ… để cầu mong năm mới an lành, ấm no, hạnh phúc…

Cách sắp xếp mâm ngũ quả trên bàn thờ gia tiên ngày Tết

Mâm ngũ quả không thể thiếu trong dịp Tết đến xuân sang
Mâm ngũ quả không thể thiếu trong dịp Tết đến xuân sang

Cùng với hoa tươi, mâm ngũ quả là đồ vật không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên ngày Tết. Tùy theo điều kiện kinh tế cũng như phong tục mỗi vùng miền mà gia chủ lựa chọn các loại trái cây tươi phù hợp.

Tuy nhiên, theo chuyên gia phong thủy Bàn thờ Gỗ Đẹp, gia chủ nên chọn 5 loại quả có màu sắc rực rỡ khác nhau tượng trưng cho ngũ hành trong trời đất (Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ).

Nó cũng thể hiện thành quả sau 1 năm làm việc miệt mài với hi vọng một năm mới no đủ, sung túc, vui vẻ, bình an, vạn sự hanh thông…

– Ở miền Bắc, các gia đình thường bày mâm ngũ quả với 5 loại quả là: chuối, bưởi, quýt, hồng, quất. Nải chuối được đặt bên dưới để đỡ còn các quả nhỏ hơn được xếp lần lượt lên trên một cách khéo léo sao cho mặt hướng ra ngoài được đẹp mắt nhất có thể.

– Ở miền Trung, các gia đình thường bày mâm ngũ quả với 5 loại quả là chuối, đu đủ, mãng cầu, xoài, sung. Nải chuối được đặt bên dưới còn bên trên xếp lần lượt các loại quả nhỏ hơn lên, mặt đẹp nhất được quay ra ngoài.

– Ở miền Nam, các gia đình cũng làm mâm ngũ quả bằng các loại quả là dừa, đu đủ, mãng cầu, xoài, sung. Một số tỉnh người ta còn thay sung bằng dứa thơm để thể hiện sự may mắn cũng như lòng hiếu thảo của con cháu với ông bà tiên tổ.

Mâm cúng ngày Tết gồm những gì?

Mâm cúng ngày Tết đặc trưng của miền Bắc
Mâm cúng ngày Tết đặc trưng của miền Bắc

Mâm cúng ngày Tết cũng là một phần không thể thiếu để bày tỏ lòng thành kính với chư vị thần linh, ông bà tiên tổ. Do vậy, gia chủ cũng cần hết sức thận trọng và chuẩn bị với lòng biết ơn.

– Ở miền Bắc, mâm cơm cúng gồm: cơm trắng, thịt gà luộc, giò chả, rau xào, bánh trưng, nem rán, dưa hành, cút rượu, bát đũa…

Món ăn nấu vừa chín, tươi ngon, còn nóng hổi, con cháu không được ăn hay nếm trước. Khi bày mâm xong, gia chủ khấn mời chư vị thần về thụ hưởng và chứng giám cho lòng thành của con cháu.

– Ở miền Trung, mâm cơm cúng gồm bánh trưng, cơm trắng, gà luộc, cá kho, rau xào, canh xương…

Các món thờ cúng phải tịnh, không được ăn trước, còn nóng hổi… Khi dâng cơm, gia chủ cũng phải khấn mời gia tiên về ngự.

Ở miền Nam, mâm cơm cúng gồm bánh tét, thịt kho tàu, cá lóc kho, rau xào, cơm trắng, bát canh, cút rượu…

Người dân nơi đây thường không bày mâm cao cỗ đầy mà họ quan niệm chỉ cần có lòng thành kính, chư vị thần linh và ông bà tiên tổ sẽ hiểu.

Người Việt có quan niệm, cả năm dù vất vả thế nào thì ngày Tết cũng phải đủ đầy. Có như vậy mới thể hiện lòng thành kính với gia tiên và cầu mong một năm mới sung túc, an khang hơn.

Hi vọng, với những kiến thức về trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết được chuyên gia phong thủy của Bàn thờ Gỗ Đẹp bật mí ở trên, gia đình bạn sẽ sắp xếp được không gian tâm linh thật trang trọng để đón Tết đủ đầy, nhiều phước lộc…

Tham khảo các mẫu bàn thờ gia tiên đẹp tại đây

Xem thêm: Mẫu bàn thờ gia tiên đẹp giúp gia chủ may mắn phát tài phát lộc

Bàn Thờ Gỗ Đẹp

Kiến trúc sư Đào Nhung là một chuyên gia trong giới nội thất cũng như phong thủy. Ông luôn làm việc hết mình với tinh thần hăng say và sự ham mê tìm tòi từ khi còn trẻ.

Trả lời