Bàn thờ ngày Tết là nơi được quan tâm đặc biệt mỗi dịp Tết đến xuân về. Theo phong tục người Việt, mời ông bà về ăn Tết thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Ông bà, tổ tiên không chỉ là cội nguồn của gia đình mà khi ông bà mất, linh hồn ông bà sẽ luôn phù hộ che chở cho con cháu. Vậy, làm thế nào để bàn thờ Tết trông tươm tất và đúng nghi thức nhất để đón ông bà tổ tiên về?
Nội dung
Ý nghĩa bàn thờ ngày Tết trong các gia đình
Bàn thờ tổ tiên ngày Tết là biểu tượng vô cùng thiêng liêng về sự đoàn tụ, có sức mạnh lôi cuốn được các thành viên đang đi xa cũng phải trở về để thắp lên một nén nhang đến ông bà, tổ tiên của mình.
Chính lòng tin vào sự hiện diện của những người đã mất, của thần linh đã giúp con người có niềm tin hơn vào việc luôn có một thế lực trên cao bảo vệ, che chở cho gia đình.
Thờ cúng tổ tiên ngày Tết đáp ứng được nhu cầu và khát vọng của con người. Thể hiện được nguyện vọng, khát khao, ước mơ vào những điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình trong năm mới.
Và tất cả con cháu đều tin rằng, tổ tiên ông bà sẽ phù hộ để họ đạt được mong ước đó. Niềm tin ấy chính là động lực để mỗi người sống hướng đến những giá trị cao đẹp của Chân – Thiện – Mỹ.
Đồ trang trí cho bàn thờ vào ngày Tết cần những gì?
Bắt đầu từ ngày 30 Tết, các gia đình đã cần phải chuẩn bị bàn thờ gia đình tươm tất để đêm 30 rước ông bà, tổ tiên về đón Tết.
Tuy mỗi vùng sẽ có cách bày biện bàn thờ khác nhau nhưng một số món đồ trang trí trong ngày Tết không thể thiếu đó là trầu cau, rượu, nhang, đèn, mâm ngũ quả, bánh Chưng hoặc bánh Tét, quà Tết còn các con cháu…
Đặc biệt, một số vùng sẽ đặt hai bên bàn thờ hai cây mía còn tươi để khi ăn Tết xong cùng con cháu, các cụ sẽ lấy làm đòn gánh để mang các lễ vật con cháu về.
Đồ trang trí cho bàn thờ gia đình trong ngày Tết
Trang hoàng và sửa soạn cho bàn thờ ngày Tết là một việc vô cùng quan trọng bởi đây là dịp quan trọng nhất trong năm để ông bà về sum vầy với con cháu. Thường đồ trang trí bàn thờ gia đình như thế nào sẽ tùy thuộc vào văn hóa địa phương và gia đình.
Tuy nhiên, trong đó, có một số đồ vật không thể thiếu như đèn dầu (có thể thay bằng nến) đặt hai bên bàn thờ. Hai lọ hoa hai bên, một lọ dùng để cắm hoa tươi, lọ còn lại để đựng cây vàng, bạc.
>>>> 100 mẫu bàn thờ chuẩn đẹp giúp gia chủ phát tài phát lộc
Mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết
Tùy theo đặc trưng của từng vùng mà mâm quả sẽ bày biện các thức quà khác nhau. Ở miền Bắc, bàn thờ gia đình ngày Tết phải có nải chuối già còn xanh, trái to, dáng đẹp. Trong lòng nải chuối sẽ đặt thêm trái phật thủ hoặc trái bưởi vàng ươm, trang trí thêm quýt, nho, cam…
Trái phật thủ trên bàn thờ tổ tiên là bàn tay của Phật, giúp che chở cho gia đình, trái bưởi lại thể hiện cho mong muốn an khang – thịnh vượng, nải chuối lại tượng trưng cho con cháu sum vầy, quây quần bên nhau, trái quất lại biểu tượng cho sự may mắn…
Ở miền Nam, mâm quả bao giờ cũng có đủ trái đu đủ, mãng cầu, xoài, dừa, sung,… với mong ước bình dị “Cầu sung vừa đủ xài”. Dù loại quả gì nhưng mỗi mâm quả đều mang ý nghĩa dâng cúng tổ tiên, thể hiện lòng hiếu thảo, mong muốn những điều tốt lành nhất đến với con cháu trong nhà trong năm mới.
Mâm cỗ cúng bàn thờ ngày Tết
Vào trưa 30 Tết, các gia đình sẽ bắt đầu làm mâm cỗ thịnh soạn để cúng tất niên. Ở miền Bắc, mâm cúng sẽ có bánh Chưng, dưa hành, thịt đông, cá chép kho riềng, chả lụa, giò thủ, nem, gà luộc, măng, miến, nộm, nấm thả…
Ở miền Nam mâm cỗ cúng bàn thờ ngày Tết thường có bánh Tét, thịt kho hột vịt, thịt kho cá, dưa giá, món gà rút xương, giò heo rút xương, chân hầm thuốc Bắc,… Mâm cỗ thịnh soạn sẽ được bày biện trên bàn thờ.
Không chỉ trong dịp Tết, bàn thờ tổ tiên lúc nào cũng cần phải được lau chùi sạch sẽ, đỉnh đồng, chân nến,lư hương đều cần phải được đánh sáng bóng.
Những điều cần cấm kỵ khi bày bàn thờ ngày Tết để tránh điều xui xẻo
Bàn thờ gia tiên là nơi con cháu thể hiện lòng thành kính của mình. Vì vậy, không phải lúc nào mâm cao, cỗ đầy mới là mới có lộc.
Chúng ta chỉ nên bày biện các món đồ ở mức vừa phải, tránh phô trương quá mức mà vẫn tạo được sự hài hòa, thẩm mỹ cho không gian phòng thờ gia đình.
Không trang trí bàn thờ bằng đồ giả
Khi bày biện bàn thờ ngày Tết, các gia đình không nên sử dụng hoa quả giả hoặc những thứ không tịnh, điều này có thể phạm phải điều tối kỵ trong trang trí bàn thờ.
Không cắm hoa số chẵn
Không chỉ trong những ngày Tết, mà trong những ngày Rằm hoặc Mùng 1, các gia đình không nên cắm hoa số chẵn và số 7 (số tử). Không nên cắm hoa ly trên bàn thờ ngày Tết vì tượng trưng cho sự chia ly, cung không nên cắm các loại hoa như râm bụt, mẫu đơn,…, vì đều mang ý nghĩa không phù hợp.
Không xê dịch bát hương
Điều kiêng kỵ cần lưu ý khi sắp bàn thờ tết đó là không được phép xê dịch vị trí bát hương, ảnh hưởng đến sự thanh tịnh của bàn thờ.
Các bạn có nhu cầu chọn bàn thờ ngày Tết phù hợp với phong thủy gia đình, cách bố trí, sắp xếp bàn thờ mang lại may mắn có thể liên hệ đến Bàn thờ Gỗ Đẹp – Đơn vị tư vấn giải pháp phòng thờ hàng đầu trên thị trường hiện nay để được hỗ trợ một cách tốt nhất.
XƯỞNG SẢN XUẤT BÀN THỜ GỖ ĐẸP
Tư vấn 24/7: 1900 4793
Địa chỉ showroom của chúng tôi
Showroom 1: Số 20 Ngõ 22 Trung Kính – Cầu Giấy, Hà Nội.
Showroom 2: Số 156 Tam Trinh – Hoàng Mai – Hà Nội [ sau METRO Tam Trinh].
Showroom 3: Số 6 Vũ Trọng Khánh, Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội.
Showroom 4: Số 814 Trường Chinh – P15 – Q Tân Bình – HCM.
Hotline: 0908 193 000
Email: banthogodep68@gmail.com
Website: https://banthogodep.com/
Xem thêm: Bày bàn thờ ngày Tết gồm những gì? Điều kiêng kỵ ai cũng nên biết