You are currently viewing Gỗ cẩm lai là gì? Hướng dẫn nhận biết gỗ cẩm lai chính xác nhất
Gỗ cẩm lai là gì? Hướng dẫn nhận biết gỗ cẩm lai chính xác nhất

Gỗ cẩm lai là gì? Hướng dẫn nhận biết gỗ cẩm lai chính xác nhất

“Gỗ Cẩm Lai là gì?” Gỗ cẩm lai là loại gỗ thường được sử dụng trong các công trình kiến trúc trang trí nội thất nhà ở. Chúng được ưa chuộng trong thời gian gần đây vì độ bền đẹp và giá thành ổn định. Để hiểu rõ hơn về loại gỗ này, hãy cùng Bàn Thờ Gỗ Đẹp theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Những điều cần biết về gỗ cẩm lai

Gỗ cẩm lai là loại gỗ quý hiếm mà chắc chắn dân sành đồ gỗ không thể không biết đến. Không thể phủ nhận các sản phẩm nội thất làm từ gỗ cẩm lai được săn lùng và chào đón trên mọi thị trường đồ gỗ.

Gỗ Cẩm Lai là gì?

Gỗ Cẩm Lai (tên khoa học trong tiếng Anh là Dalbergia Cochinchinensis) còn có tên gọi khác là gỗ trắc. Đây là 1 trong những loại gỗ tự nhiên rất quý hiếm và có giá trị kinh tế cao. Tại nước ta, chúng được sử dụng vào rất nhiều mục đích, trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Chúng rất được ưa chuộng bởi vẻ đẹp vô cùng bắt mắt, thu hút mọi ánh nhìn. 

Gỗ Cẩm Lai là gì?
Gỗ Cẩm Lai là gì?

Thương mại gỗ là hoạt động kinh tế hợp pháp đang diễn ra trên toàn thế giới. Do nhu cầu hội nhập các nền văn hóa, kinh tế, giao thương buôn bán các mặt hàng giữa các nước diễn ra dễ dàng và thường xuyên hơn. 

Tên tiếng anh của các loại gỗ thông dụng chính là chìa khóa vô cùng cần thiết cho các doanh nghiệp tại Việt Nam mở cửa kinh doanh, từ đó vươn mình vượt ra ngoài biên giới đất nước. Những dòng bàn ghế cổ xưa mang đậm nét hoa văn dân tộc đơn sơ, gần gũi của Việt Nam đã thu hút khách hàng ở rất nhiều nước trên thế giới, điển hình là Trung Quốc. Hiện nay gỗ được xem là mặt hàng chủ lực xuất khẩu đứng thứ 5 của Việt Nam. 

Gỗ Cẩm Lai thuộc nhóm mấy?

Rất nhiều người biết đến gỗ Cẩm Lai với giá trị kinh tế đắt đỏ. Tuy nhiên, việc tìm hiểu nguồn gốc, gỗ Cẩm Lai thuộc nhóm nào thì ít ai có kinh nghiệm. 

Gỗ cẩm lai là loại gỗ thuộc nhóm 1 trong bảng phân bố dòng gỗ tại Việt Nam. Ngoài việc mang đến giá trị kinh tế cao, hiện nay, chúng đã được liệt vào danh sách đỏ do bị khai thác tràn lan, quá mức dẫn đến tình trạng khan hiếm. Chúng cần được bảo tồn cấp bách tại thời điểm gần đây. 

Gỗ Cẩm Lai phân bố ở đâu? 

Gỗ Cẩm Lai xuất hiện hầu hết ở các nước Đông Nam Á. vì ở đây có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Ở Việt Nam, cây cẩm lai xuất hiện nhiều ở các tỉnh vùng cao Tây Nguyên như Kon Tum, Gia Lai, Tây Ninh, Lâm Đồng và Đồng Tháp.

Địa hình cũng là một trong những lợi thế lớn để cây cẩm lai sinh trưởng và phát triển. Chúng rất phù hợp phát triển ở những vùng địa hình sông suối, các khu đồng bằng tương đối ẩm (đặc biệt là loại đất feralit xám). Những vùng đất có khả năng thoát nước tốt, chống xói mòn cũng vô cùng phù hợp. 

Ở Việt Nam hiện nay, gỗ cẩm lai được phân bố theo từng vùng miền với những tên gọi gắn liền như:

  • Gỗ cẩm lai Bà Rịa chỉ những loại gỗ sinh trưởng ở vùng núi Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • Gỗ cẩm lai Đồng Nai được trồng ở tỉnh Đồng Nai
  • Gỗ cẩm lai đá Ninh Thuận thì có nguồn gốc ở các vùng núi đá thuộc tỉnh Ninh Thuận.
  • Gỗ cẩm thị Lào thì sẽ được nhập khẩu từ nước bạn Lào.

Gỗ Cẩm lai được phân chia thành bao nhiêu loại? Các loại gỗ cẩm lai là gì?

Rất nhiều người sẽ quan tâm đến việc phân loại và giá thành từng loại của gỗ cẩm lai. từ đó có thể đưa ra lựa chọn hợp lý nhất về nhu cầu sử dụng và chi phí bỏ ra. Gỗ cẩm lai được chia làm 3 loại phổ biến chính là: Gỗ cẩm lai đỏ, gỗ cẩm lai đen và gỗ cẩm lai xanh.

Ngoài ra, có rất nhiều loại gỗ cẩm lai với màu sắc và hình dáng khác nhau ít được kể tên đó là: 

  • Gỗ cẩm nghệ: loại gỗ này có màu vàng nghệ
  • Gỗ cẩm tía: loại gỗ cẩm có màu tím đặc trưng
  • Gỗ cẩm thối: loại gỗ cẩm có mùi thối đặc trưng của bùn, đất.
  • Gỗ cẩm chỉ: loại gỗ này có đường vân nhỏ như sợi chỉ và chạy vằn khắp mặt cắt của gỗ. Chúng tạo nên 1 tổng thể khá bắt mắt. 
  • Gỗ cẩm sừng: loại gỗ có hình dạng giống cái sừng màu xám.

Có thể bạn quan tâm: Sập gụ tủ chè – Lựa chọn nội thất của nhiều gia đình Việt

Đặc điểm nhận dạng và hình thái của gỗ cẩm lai là gì? 

Gỗ cẩm lai là loại cây ưa sáng, tốc độ sinh trưởng và phát triển chậm, có thể kéo dài từ 20-30 năm. Chúng rất phù hợp sinh trưởng trong điều kiện ven sông, suối hay những khu đất phù sa có tầng dày thoát nước. 

Đặc điểm sinh thái của gỗ cẩm lai là gì? 

Gỗ cẩm lai thuộc dòng họ đậu, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ. Hoặc có thể chúng được nhập khẩu từ các nước như Lào, Nam Phi, Campuchia…Đặc điểm nhận dạng dòng gỗ này chính là thân to, tròn, tán lá rộng với chiều cao từ 20-25m, đường kính thân gỗ từ 0,5-1m và đa dạng màu sắc.

Chất gỗ cẩm lai rất đanh, đường vân gỗ bắt mắt thu hút ánh nhìn và màu sắc bền trường tồn theo thời gian. Về chất lượng của cẩm lai, hơn hẳn rất nhiều loại gỗ trôi nổi trên thị trường. 

Đặc điểm nhận biết loại gỗ này chính là mùi hương thum thủm như mùi gỗ bị ngâm trong nước lâu ngày. Chúng sinh trưởng và phát triển khá chậm và số lượng tồn tại cũng không nhiều. Vào mùa khô thì cây sẽ bị trụi hết lá và mọc chồi mới rất nhanh về sau. Đường vân gỗ có màu đen, thớ mịn, mặt cắt nhẵn bóng và rất cứng.

Đặc điểm sinh thái của gỗ cẩm lai
Đặc điểm sinh thái của gỗ cẩm lai

Ưu điểm khi sử dụng gỗ cẩm lai là gì?

Bất kể loại gỗ nào cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Vậy gỗ cẩm lai có những ưu điểm gì khiến ai cũng muốn sở hữu nội thất làm từ chất liệu này trong nhà?

  • Chất liệu gỗ rất cứng và nặng, có khả năng chịu lực tốt sức va đập mạnh và rất khó dẫn đến hư hỏng.
  • Mật độ gỗ dày đặc, tăm gỗ mịn. Vì thế khi đánh bóng gỗ sẽ rất đẹp, làm nổi bật đường vân bắt mắt, từ đó mang lại hiệu quả kinh tế và thẩm mỹ cao.
  • Không bị mối mọt, cong vênh trong thời gian dài, hạn chế được hoàn toàn sự nứt nẻ trong quá trình sử dụng. 
  • Trong quá trình chế tác, các nghệ nhân vẫn thấy được độ bóng của gỗ vì trong gỗ chứa rất nhiều tinh dầu tốt cho quá trình sử dụng.
  • Sản phẩm được làm từ gỗ cẩm lại vô cùng đa dạng, phổ biến. 

Nhược điểm khi sử dụng gỗ cẩm lai là gì?

Bên cạnh những ưu điểm, gỗ cẩm lại cũng có 1 số những nhược điểm mọi người cần lưu ý. Đó là: 

  • Đây là dòng gỗ thuộc nhóm 1, khá khán hiếm nên thương lái đẩy giá lên rất cao. Khó có thể đến tay người tiêu dùng tâm trung.
  • Giá trị kinh tế gỗ câm lai mang lại cao nên mật độ khai thác bừa bãi, đang ở mức đáng báo động đỏ. 
  • Nhiều đối tượng xấu sẵn sàng làm nhái gỗ cẩm lai nhằm thu lợi nhuận. 

Giải đáp 1 số câu hỏi liên quan đến gỗ cẩm lai là gì?

Gỗ cẩm lai có thật sự tốt? 

Đây là dạng câu hỏi thường xuyên bắt gặp với nhiều vị khách khi có nhu cầu cần mua nội thất từ gỗ cẩm lai về cho gia đình mình. Như đã khẳng định ở trên, phần ưu điểm của gỗ cẩm lai thì bạn hoàn toàn yên tâm các dòng sản phẩm từ gỗ cẩm lai rất tốt vì: chúng có độ cứng tốt, chắc chắn, không bị mối mọt, cong vênh, vân gỗ sáng, màu gỗ đẹp, chế tác sản phẩm bằng thủ công nên bạn hoàn toàn yên tâm lựa chọn.….

Gỗ cẩm lai có bị mối mọt theo thời gian không?

Ngoài câu hỏi gỗ cẩm lai là gì thì nhiều người vẫn rất thắc mắc: gỗ cẩm lai có bị mọt không? Câu trả lời sẽ là có nhưng trong thời gian lâu về sau. Vì trước khi đưa vào sản xuất các món đồ nội thất thì gỗ cẩm lai đã được chế biến, tẩm sấy và khử mùi vô cùng kỹ càng, sàng lọc tốt nên sẽ không bị mối mọt xâm phạm nhé. 

Giá thành để sử dụng nội thất gỗ cẩm lai là gì, bao nhiêu?

Gỗ cẩm lai chính là loại gỗ quý hiếm nên giá  hầu như không có một tiêu chuẩn nào chính xác. Tuỳ vào thời gian, nhà cung cấp mà giá bán sẽ có sự chênh lệch. Còn tuỳ theo kích thước và độ tuổi gia chủ để định giá. Tuy nhiên thì mặt bằng trung bình về giá thành của loại gỗ này đó là:

  • Gỗ cẩm lai đỏ: 600.000  – 900.000 đồng/kg
  • Gỗ cẩm lai đen: 100.000 đồng – 400.000 đồng/kg

Để biết được chính xác về giá cả cũng như chất liệu gỗ, cũng như nghe tư vấn thì bạn nên liên hệ trực tiếp đến xưởng sản xuất và cung cấp gỗ cẩm lai để tham khảo nhé!

Ứng dụng của gỗ cẩm lai là gì trong thi công đồ nội thất

Những món đồ nội thất được ưa chuộng và ứng dụng nhiều trong đời sống vì chúng có khả năng chống mối mọt cao, sức chống chịu tốt. Chưa hết, đường vân gỗ đẹp mắt cũng là điểm nhấn biến hoá nhiều sản phẩm có giá trị cao. Một số vật dụng nội thất gia đình như:

Bàn ghế 

Cẩm lai đỏ là màu sắc được sử dụng nhiều để làm bàn ghế phòng khách – nơi trưng bày giá trị của sản phẩm từ dòng gỗ quý hiếm (gỗ cẩm lai) khiến nhiều người đến chơi nhà phải trầm trồ.

Ngoài những bộ bàn ghế phòng khách thì bàn ghế phòng ăn hay phòng làm việc làm từ gỗ cẩm lai cũng là những lựa chọn hợp lý. Những nơi này dùng đều là không gian để tập trung các thành viên trong gia đình.

Bàn ghế gỗ cẩm lai
Bàn ghế gỗ cẩm lai

Giường tủ

Giường – tủ cũng là nội thất được nhiều gia đình ứng dụng gỗ cẩm lai chế tác thành phẩm. Nhiều mẫu thiết kế đòi hỏi kỹ thuật điêu khắc cao nhưng đối với nghệ nhân thì đấy chính là nghệ thuật.

Lục bình

Những gia đình thích trưng bày đồ gỗ thường không thể bỏ qua Lục Bình, đa phần sẽ làm 1 cặp – chiều cao của mỗi bình từ 100-150cm. Màu sắc vân gỗ nếu chọn cẩm lai thì quá đẹp, tuyệt vời.

Kệ tủ

Những chiếc kệ được sử dụng trong gia đình như kệ sách, kệ giày, kệ chén, kệ tivi, … đều giúp không gian kiến trúc trở nên sang trọng hơn khi dùng loại gỗ này. Ngoài ra một số món đồ phong thủy, tay vịn cầu thang, sàn nhà, bàn trang điểm, … cũng có thể chế tác từ gỗ cẩm lai.

Hy vọng những thông tin trong bài viết gỗ cẩm lai là gì sẽ giúp các bạn giải đáp được những thắc mắc về dòng gỗ này. Hãy liên hệ trực tiếp tới chúng tôi để được tư vấn giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến phong thuỷ bạn nhé!

Xem thêm: Gỗ gõ đỏ thuộc nhóm mấy? Giá gỗ gõ đỏ là bao nhiêu?

Website: https://banthogodep.com/

Bàn Thờ Gỗ Đẹp

Kiến trúc sư Đào Nhung là một chuyên gia trong giới nội thất cũng như phong thủy. Ông luôn làm việc hết mình với tinh thần hăng say và sự ham mê tìm tòi từ khi còn trẻ.