“Gỗ gụ thuộc nhóm mấy?” là câu hỏi được rất nhiều người tiêu dùng đặt ra khi tìm mua sản phẩm nội thất với chất liệu gỗ. Hiểu được nỗi lòng ấy, bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp mọi người có thể hiểu rõ hơn về loại gỗ này!
Nội dung
Gỗ gụ là gì? Gỗ gụ thuộc nhóm mấy?
Gỗ gụ là gì?
Chắc hẳn gỗ gụ sẽ là chất liệu tự nhiên còn khá xa lạ với rất nhiều người. Tuy nhiên chất liệu này lại được rất nhiều người săn đón trên thị trường.
Gỗ gụ là loại cây thực vật với thân gỗ lớn, độ cao phổ biến của cây trưởng thành từ 20-30m, thân gỗ gụ ở mức trung bình sẽ có đường kính từ 60-100cm. Thời gian để một cây gỗ gụ trưởng thành có thể kéo dài 20-40 năm.
Màu sắc của loại gỗ này khá thâm, sẫm, có đường vân rõ nhưng không đều. Chúng có một số tên gọi địa phương khác như: Gụ hương, gụ, lau, gõ dầu, gõ sương,… thường mọc rải rác ở những nơi có nhiệt độ cao, mưa nhiều. Gỗ gụ xuất hiện nhiều tại Campuchia và Việt Nam (Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Nghệ An…)
Gỗ gụ thuộc nhóm mấy?
Để giải đáp cho câu hỏi này, người tiêu dùng phải hiểu rõ bảng phân loại dòng gỗ tại Việt Nam.
Gỗ gụ có màu vàng nhạt, theo thời gian nó sẽ chuyển sang màu nâu sẫm. Đây là một trong những loại gỗ được xếp vào nhóm I (nhóm gỗ quý nhất Việt Nam). Những loại gỗ nằm trong nhóm 1 sẽ được bán theo kg chứ không bán theo m3 như bình thường.
- Gỗ gụ mật: còn gọi là gỗ gụ Campuchia cùng gốc với gỗ gụ gia lai, giống gỗ này thuộc loại gỗ công nghiệp.
- Gỗ gụ Lào: là loại gỗ được trồng tự nhiên tại Lào và nhập 100% về Việt Nam sản xuất và gia công.
- Gỗ gụ ta: có tên khác là gụ bông lau, được trồng tự nhiên và khai thác 100% tại Việt Nam, chủ yếu ở các tỉnh miền Trung như Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh….
- Gỗ Gụ Nam Phi: Là loại gỗ được nhập khẩu ở các nước Nam Phi.
Đặc điểm của gỗ gụ
Ngoài gỗ gụ thuộc nhóm mấy mà hình dạng, các đặc trưng để nhận biết gỗ gụ cũng là vấn đề đáng chú tâm. Để tránh nhầm lẫn các bạn có thể tham khảo 1 số cách nhận biết dưới đây.
- Màu sắc: Khi mới khai thác gỗ gụ thường có màu vàng nhạt, với gỗ già hoặc để lâu thường có màu nâu sẫm, nâu đậm tùy theo độ tuổi của cây.
- Độ nặng: Gỗ có tỉ trọng lớn, đặc do vậy rất nặng hơn một số loại gỗ thông thường như gỗ mít, gỗ gõ,…
- Mùi hương: Gỗ có mùi hơi chua nhưng khi ngửi sẽ không có mùi hăng.
- Thớ gỗ thẳng, mịn, vân đẹp, hình dáng đa dạng, thu hút ánh nhìn.
- Gỗ bền, dễ đánh bóng, có độ chắc, ít cong vênh, không mối mọt.
Ưu điểm khi sử dụng gỗ gụ
Gỗ gụ là loại gỗ rất quý hiếm, thuộc nhóm I, chúng có giá trị kinh tế cao, đáp ứng khắt khe yêu cầu về thẩm mỹ.
Cụ thể như:
- Gỗ gụ có đường vân thẳng, đều, màu sắc bắt mắt, hình dáng đa dạng.
- Gỗ gụ là dòng gỗ có đường kính thân cây lớn, khoảng từ 0.6-0.8m. Nhờ vậy, việc thiết kế sản phẩm mỹ nghệ trở nên vô cùng dễ dàng và nhanh chóng.
- Gỗ gụ dễ đánh bóng, đánh mịn và có khả năng chịu đựng ngoại lực khá tốt, ít bị cong vênh, mối mọt hay ẩm mốc.
Nhược điểm khi sử dụng gỗ gụ
Khi đã biết được dòng gỗ gụ thuộc nhóm mấy thì rất nhiều gia đình sẽ nhận ra một số nhược điểm của nó như:
- Sản lượng gỗ thu được hàng năm không cao do tính khan hiếm của chúng.
- Cây có thời gian sinh trưởng khá chậm, nguồn gỗ đa phần là gỗ gụ Lào được nhập với giá thành cao.
- Giá thành gỗ gụ tương đối đắt đỏ, không phù hợp với điều kiện của mọi gia đình Việt Nam.
Ứng dụng của gỗ gụ trong đời sống sinh hoạt
Chỉ cần biết gỗ gụ thuộc nhóm mấy, ta có thể ứng dụng đa năng với nhiều mục đích:
- Bàn ghế gỗ gụ: Trong những ngôi nhà truyền thống hay nhà thờ cổ điển, chúng ta dễ bắt gặp bộ bàn ghế gỗ gụ đẹp mắt, mang đậm nét đẹp Á Đông. Vân gỗ đẹp tự nhiên, được sơn PU bóng bẩy, bảo vệ nội thất thêm chắc chắn và bền lâu. Chế tác những bộ sofa tân cổ điển thì gỗ gụ là lựa chọn hoàn hảo.
- Phòng thờ gỗ gụ: Sập thờ hay bàn thờ làm từ gỗ gụ khá phổ biến trên thị trường. Nội thất phòng thờ gỗ gụ mang đến vẻ đẹp sang trọng, tinh tế và quyền quý. Đặc biệt, gỗ gụ rất phù hợp với nơi linh thiêng, tăng vận khí tốt cho gia đình, thu hút tài lộc, may mắn.
- Giường gỗ gụ: Khi nhắc tới giường gỗ tự nhiên ta không thể không nhắc tới giường gỗ gụ với ưu điểm tuyệt vời mà có ít loại gỗ khác có được. Giường gỗ gụ đem lại cảm giác mát mẻ về mùa hạ và ấm áp về mùa đông, đem lại cảm giác chắc chắn mỗi khi nghỉ ngơi.
- Cầu thang gỗ gụ: Gỗ gụ được ưa chuộng khi gia công nội thất nhà ở với phong cách tân cổ điển. Những chiếc cầu thang bộ bằng gỗ gụ tạo sự vững chắc, sang trọng. Màu sắc có sự thay đổi theo thời gian giúp cho ngôi nhà trông bề thế hơn.
- Tủ quần áo gỗ gụ: Bên cạnh giường ngủ, bàn thờ, cầu thang…thì tủ quần áo gỗ gụ là một trong những món đồ nội thất được nhiều người yêu thích. Những chi tiết hoa văn nhẹ nhàng, mềm mại của tủ quần áo gỗ gụ tạo điểm nhấn riêng, cuốn hút người nhìn.
Một số mẹo để nhận biết gỗ gụ khi mua hàng. Một số câu hỏi thường gặp?
Một số mẹo cần biết khi mua sản phẩm từ gỗ gụ ?
- Về màu sắc: Bình thường gỗ sẽ có màu vàng nhạt khi chế tác, để già hoặc để lâu thường thì cây sẽ xuống màu nhanh cho màu nâu đậm, nâu đỏ tùy theo thời gian sinh trưởng của cây.
- Về độ nặng: gụ có tỉ trọng lớn nên thường nặng hơn nhiều loại gỗ khác rẻ tiền làm giả gụ.
- Về mùi hương: gỗ có mùi hơi chua nhưng không hăng khi đưa lên mũi ngửi.
Lưu ý: Khi đi mua gỗ chúng ta nên mua trực tiếp tại xưởng có độ uy tín lớn, hiểu được về gỗ gụ thuộc nhóm mấy. Lựa chọn khi mà sản phẩm vẫn còn thô mộc thì mới dễ nhận biết chất liệu gỗ. Tránh mua các sản phẩm đã được hoàn thiện, sơn phủ vecni hoàn hảo rồi thì khó nhận biết.
Một số câu hỏi thường gặp
Gỗ gụ thuộc nhóm mấy? Có bị mối mọt theo thời gian?
Gỗ gụ trước khi tới với công đoạn sản xuất thì đã được xử lý rất kỹ càng bằng cách tẩm sấy và sàng lọc khá cẩn thận. Vì thế nó không hề bị mọt khi đưa vào sử dụng với thời gian rất dài.
Vì sao gỗ gụ lại được ngâm nước vôi?
Gỗ gụ ngâm trong nước vôi trước khi đưa vào gia công với mục đích:
- Giúp thớ gỗ trở nên mịn, dẻo dai hơn.
- Giúp tăng sự chống chịu với thời tiết khắc nghiệt như: Nắng, mưa, ẩm, gió.
- Giúp cho độ màu của sản phẩm khi hoàn thiện xong sẽ đều màu hơn, màu sẫm hơn.
Một số sản phẩm sản xuất theo kiểu truyền thống vẫn sử dụng thêm công đoạn này, với công nghệ chế biến gỗ hiện nay có thể bỏ qua bước này để giữ màu sắc nguyên bản được nổi bật hơn.
Gỗ gụ có bị nứt hay không?
Thông thường, gỗ gụ thường rất cứng, bền và chắc nên không bị nứt nẻ. Tuy nhiên, nếu chúng ta không biết cách sử dụng gỗ gụ thì việc nứt hoàn toàn có khả năng xảy ra. Vì vậy, không nên để chúng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hay các tác nhân gây hại khác.
Trên đây là lời giải đáp thắc mắc gỗ gụ thuộc nhóm mấy của chuyên gia. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích và kinh nghiệm lựa chọn gỗ gụ quý báu cho độc giả.
Xem thêm: Gỗ hương vân là gì? Đặc điểm, nhận biết và ứng dụng của gỗ hương vân
Website: https://banthogodep.com/