You are currently viewing Hầu đồng là gì? Những hiểu biết đúng đắn về việc này
Có bao nhiêu giá hầu và ý nghĩa giá hầu?

Hầu đồng là gì? Những hiểu biết đúng đắn về việc này

Hầu đồng là một nghi lễ tâm linh huyền bí. Vì vậy nhiều người cho rằng đây là nghi thức mê tín dị đoan. Tuy nhiên nếu hiểu rõ về tín ngưỡng này chắc hẳn bạn sẽ nhận thấy khá nhiều điều thú vị. Để hiểu rõ hơn về nghi thức này, mời bạn đọc theo dõi nội dung chia sẻ dưới đây.

Hầu đồng và ý nghĩa của việc này

Hầu đồng và ý nghĩa của việc này
Hầu đồng và ý nghĩa của việc này

Hầu đồng là gì?

Hầu đồng còn được gọi là lên đồng hoặc hầu bóng. Đây là một nghi lễ tâm linh được thực hiện trong tín ngưỡng thờ Tứ phủ, Mẫu Tam Phủ, Đức Thánh Trần,….Vậy hầu đồng là như thế nào?

Là cách thức giao tiếp giữa thần linh với các vị đồng nam hoặc nữ. Người ta tin rằng các vị thần có thể nhập hồn vào xác của ông đồng, bà đồng ở trạng thái hưng phấn để có thể chữa bệnh tật, yểm trừ ma tà và ban lộc cho các đệ tử, con nhang,…

Ý nghĩa của việc hầu đồng

Theo quan niệm của tín ngưỡng, nghi thức này đem đến một số ý nghĩa sau:

  • Là chìa khóa để mở cánh cửa tìm chiếc gương phản chiếu giúp người ta hoàn thiện mình.
  • Nhắc nhở bản thân, gửi gắm tâm hồn và hoàn thiện mình
  • Mang nghĩa là quá trình chuyển hóa cái tâm của mình để nhận thức đúng sai để mang lại hạnh phúc cho mình cũng như người xung quanh

Xem ngay tại đây: Mẫu bàn thờ treo tường đẹp nhất 2023

Ai có thể đi hầu ?

Người có thể đi hầu là người có căn đồng. Tuy nhiên cũng có nhiều người đi hầu là do di truyền của dòng tộc, do chính bản thân mình thúc ép.

Lễ vật và trình tự cho việc hầu đồng

Lễ vật và trình tự cho việc hầu
Lễ vật và trình tự cho việc hầu

Để có quá trình hầu diễn ra thuận lợi và đảm bảo ý nghĩa tâm linh, mọi người cần chuẩn bị lễ hầu và những trình tự cần thiết như sau:

Cần chuẩn bị những gì vào buổi hầu?

  • Điện thờ: Chính là thờ hệ thống Mẫu Tứ Phủ, Mẫu Địa, Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thoải và Mẫu Thượng Ngàn
  • Chọn ngày lành
  • Chuẩn bị dàn nhạc gồm có 1 đàn nguyệt, 1 trống lớn, 1 trống nhỏ, 1 đàn nhị, 1 phách, 1 cảnh đôi và 1 sáo
  • Người hầu là ông đồng hoặc bà đồng, có thêm 2 hoặc 4 người phụ đồng
  • Trang phục: Thông thường sẽ gồm có khăn đỏ phủ diện, ít nhất 5 chiếc áo dài màu sắc khác nhau, 1 quần dài trắng, khăn tấu, một số loại khăn khác, thắt đai lưng màu, thẻ nhà, vòng, kiềng bạc, hoa tai, xuyến, chuỗi hạt, quạt, son phấn
  • Lễ vật hầu: Xôi, thịt, trầu cau, hoa quả, rượu, vàng mã thuốc,…. 
  • Lễ vật hầu ở Tây Thiên gồm có lễ mặn là tôm, ốc, cua, cá khô, mực, dừa tươi, nếp cẩm. Đô lễ chay thường có 1 mâm hoa quả

Trình tự cho một giá đồng

Thay trang phục

Mỗi 1 vị thánh sẽ có một lễ trang phục riêng phù hợp với danh hiệu của vị thánh đó. Vì vậy ông đồng hoặc bà đồng phải thay trang phục cho phù hợp.

Dâng hương

Người hầu đồng dùng tay trái cầm bó hương đã đốt sẵn được bọc trong một chiếc khăn có tẩm hương. Tay phải rút một nén hương huơ lên bó hương trên tay trái để làm phép.

Lễ thánh giáng

Khi có thánh nhập vào thì buông nến hương đang cầm theo thay chắp, nghiêng mình để ra hiệu thánh này thuộc hạng thứ bậc nào. Lúc này người hầu đồng sẽ xuất thần, tự thôi miên, nhảy múa nhịp nhàng, uyển chuyển mà bình thường không thể làm được.

Múa đồng

Múa đồng là việc diễn xướng đã được cách điểm hóa nhằm mục đích khẳng định có sự ứng nhập của thần linh.

Ban lộc

Thánh sẽ biểu hiện sự hài lòng bằng các động tác về gối và thưởng tiền cho các cung văn. Người ngồi xung quanh sẽ bắt đầu cầu xin hoặc ngồi nghe thánh phán truyền. Đây cũng là lúc thánh ban phát lộc cho các con nhang, đệ tử.

Thánh thăng

Người hầu đồng ngồi yên hai tay bắt chéo trước trán, che quạt lên đỉnh đầu khẽ rung mình để thánh thăng. Người phụ hầu đồng phủ khăn điện lên, cung văn nổi nhạt và hát điệu thánh thăng, kết thúc 1 giá đồng.

Xem thêm chi tiết bàn thờ treo tường với thiết kế hiện đại 

Có bao nhiêu giá hầu và ý nghĩa giá hầu?

Có bao nhiêu giá hầu và ý nghĩa giá hầu?
Có bao nhiêu giá hầu và ý nghĩa giá hầu?

Để hiểu rõ hơn về việc hầu đồng, mọi người cần biết hầu đồng có bao nhiêu giá? Theo đó tín ngưỡng này có tổng cộng 36 giá. Hầu đồng 36 giáý nghĩa các giá hầu đồng như sau:

  • Các giá Mẫu
  • Mẫu đệ nhất: Là Thánh Tiên Thánh Mẫu thường mặc trang phục màu đỏ
  • Mẫu đệ nhị: Là Mẫu Thượng Ngàn thường mặc trang phục màu xanh
  • Mẫu đệ tam: Là Mẫu Thủy Phụ thường có trang phục màu trắng
  • Giá trần

Thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo Vương

  • Giá Quan Lớn

Gồm có Quan Đệ nhất, Đệ nhị, Đệ tam, Tứ Phủ, đệ Ngũ Tuần Chanh

  • Các giá Chầu
  • Chầu Bà đệ nhất
  • Chầu Bà đệ nhị
  • Chầu Bà Suối rút
  • Chầu Bà đệ tứ
  • Chầu Bà đệ ngũ
  • Chầu Lục
  • Chầu Thất
  • Chầu Bát Nàn (là tướng Hai Bà Trưng )
  • Chầu cửu tỉnh
  • Chầu Mười – Đồng Mỏ
  • Chầu Bà – Bắc Lệ
  1. Giá hầu đồng Tứ Phủ quan hoàng

Gồm có 10 vị nhưng chỉ hầu 3 vị là Ông Hoàng Bơ, Ông Hoàng Bảy và Ông Hoàng Mười.

  • Tứ Phủ Thánh Cô 

Gồm 12 cô nhưng thông thường chỉ hầu 3 giá cô là Cô Bơ, Cô Chín và Cô Bé

  • Tứ Phủ Thánh Cậu

Gồm 4 cậu là Cậu Cả, Cậu Hai, Cậu Ba và Cậu Bé

Những lưu ý cần tránh cho việc hầu đồng

  • Hầu đồng phải có sớ hầu, sau khi hầu xong 3 ngày mới được làm lễ lạ. Nếu người hầu ở xa có thể tạ ngay nhưng sau đó vẫn phải lễ tạ bái vọng
  • Phải xin phép thánh trước khi hầu
  • Tránh trùm khăn buồn quá dài khi hầu 
  • Tránh tình trạng hầu đồng với trang phục không lịch sự, không đúng nguyên tắc, không đúng màu trang phục theo quy định

Hầu đồng không hẳn là quan niệm mê tín dị đoan mà ở khía cạnh nào đó nó vẫn đem đến cho chúng ta những ý nghĩa nhất định. Hy vọng bài viết của Bàn Thờ Gỗ Đẹp đã giúp mọi người hiểu hầu đồng để làm gì và có thể thực hiện nghi thức này khi cần thiết. Tuy nhiên không nên quá sa đà khiến cho nó mất đi giá trị tốt đẹp vốn có.

Xem thêm: Bùa ngải là gì? Những bí mật tâm linh xoay quanh bùa ngải

Bàn Thờ Gỗ Đẹp

Kiến trúc sư Đào Nhung là một chuyên gia trong giới nội thất cũng như phong thủy. Ông luôn làm việc hết mình với tinh thần hăng say và sự ham mê tìm tòi từ khi còn trẻ.

Trả lời