You are currently viewing Hóa vàng và những điều chưa biết về ý nghĩa, phong tục
Lễ hóa vàng hay còn được gọi với nhiều cái tên như lễ tạ năm mới

Hóa vàng và những điều chưa biết về ý nghĩa, phong tục

Hóa vàng là gì và ý nghĩa của ngày lễ này như thế nào? Không phải ai cũng có thể hiểu rõ khái niệm và ý nghĩa quan trọng của ngày lễ này.

Cùng Bàn Thờ Gỗ Đẹp tìm hiểu chi tiết về phong tục truyền thống của người Việt Nam trong ngày lễ Tết và giải đáp những thắc mắc trên nhé!

Hóa vàng là gì và ý nghĩa quan trọng của ngày lễ này

Hóa vàng là gì

Lễ hóa vàng hay còn được gọi với nhiều cái tên như lễ tạ năm mới, lễ đưa tiễn ông bà hay lễ hóa vàng cho Tổ tiên. 

Lễ hóa vàng hay còn được gọi với nhiều cái tên như lễ tạ năm mới
Lễ hóa vàng hay còn được gọi với nhiều cái tên như lễ tạ năm mới

Hàng năm, cứ vào chiều 30 Tết, các gia đình sửa soạn và bày biện bàn thờ để chuẩn bị mâm ngũ quả và mâm cỗ cúng tất niên. 

Đêm giao thừa 30 Tết sửa soạn lễ vật cũng như cơm cúng để chính thức mời ông bà, tổ tiên về nhà ăn Tết cùng con cháu trong gia đình.

Trong 3 ngày Tết, các vật phẩm như: mâm ngũ quả, bánh kẹo, chè, thuốc… sẽ được giữ nguyên trên bàn thờ. Và sau 3 ngày, con cháu lại sửa soạn mâm cơm cúng làm lễ , tiễn đưa ông bà tổ tiên về trời.

Theo quan niệm truyền thống, lễ thường được tổ chức vào ngày mùng 3 hoặc mùng 7 Tết. 

Tuy nhiên, theo nếp sống mới ngày nay, quan niệm này dần được thay đổi, tùy thuộc vào điều kiện mỗi gia đình mà lễ sẽ được tổ chức linh động hơn. 

Thông thường, lễ hóa vàng tiến hành tổ chức từ ngày mùng 3 đến ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch.

Lễ hóa vàng có ý nghĩa như thế nào?

Theo quan niệm xưa, hóa vàng là một nghi lễ vô cùng quan trọng và có phần đặc biệt. Tục này dựa trên tín ngưỡng thờ cúng gia tiên giúp con người ở thế giới bên kia cảm nhận được sống gần gũi với dương gian hơn.

Sau 3 ngày Tết đầu năm, lễ hóa vàng được tiến hành thì tấm lòng thành của con cháu đối với các đấng sinh thành mới được chứng giám đồng thời con cháu trong gia đình sẽ được phù hộ bình an, mạnh khỏe, công việc thuận lợi và phát đạt hơn trong năm tới.

Lễ hóa vàng là một nghi lễ vô cùng quan trọng và có phần đặc biệt.
Lễ hóa vàng là một nghi lễ vô cùng quan trọng và có phần đặc biệt.

Lễ hóa vàng không chỉ là dịp để con cháu thể hiện lòng biết ơn mà còn mang một ý nghĩa đó là đón tài lộc về với gia đình. Cầu mong một năm mới đầy hạnh phúc, công việc luôn thuận lợi và hanh thông.

Có thể thấy, cuộc sống hiện đại ngày nay có rất nhiều sự thay đổi nhưng tập tục hóa vàng sau ngày Tết vẫn giữ được trọn vẹn những nét truyền thống. 

Đây là một nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt Nam cần được gìn giữ và bảo tồn.

Mâm cơm cúng lễ hóa vàng gồm những gì?

Để sửa soạn các vật phẩm cúng lễ, ngoài các đồ lễ được bày biện trên bàn thờ từ trước như mâm ngũ quả, bánh kẹo, chè thuốc…thì các gia đình cần chuẩn bị thêm tiền vàng, trầu cau, hương hoa, rượu và một mâm cỗ cúng.

Mâm cỗ cúng có thể là mâm cỗ mặn hoặc mâm cỗ chay, đặc biệt mâm cỗ mặn thì không thể thiếu gà trống. 

Các món ăn trong mâm cỗ cúng cần được sửa soạn thật tươm tất, tươi ngon và đảm bảo vệ sinh. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế từng gia đình mà mâm cỗ cúng có thể được sửa soạn khác nhau tuy nhiên điều quan trọng nhất ở đây chính là tấm lòng thành của gia chủ.

Sau khi lễ vật và mâm cơm cúng được bày biện đầy đủ trên bàn thờ, gia chủ sẽ thắp hương, khấn vái và làm lễ. Sau khi hương tàn, gia chủ sẽ hóa vàng và thường hóa của các vị thần linh thổ địa trước rồi đến phần vàng mã của tổ tiên, ông bà để tránh nhầm lẫn.

Khi đốt vàng mã xong, tiền vàng và sớ trạng cháy hết thì người đốt nên vẩy vài giọt rượu cúng xuống. 

Bởi quan niệm xưa cho rằng làm như vậy có thể giữ sự liêng thiêng của lễ hóa vàng và cũng là để người ở cõi âm nhận được đầy đủ tiền vàng của con cháu gửi đến.

Trên thực tế, không ít người có quan niệm càng đốt nhiều vàng mã càng thể hiện được lòng thành dâng lên tổ tiên. 

Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai hoàn toàn bởi việc đốt vàng mã và hương khói đầy đủ trong 3 ngày Tết đã đủ và đúng với truyền thống văn hóa của người Việt. 

Việc đốt vàng mã số lượng lớn hay đốt bừa bãi không chỉ lãng phí tiền bạc mà còn gây ô nhiễm môi trường.

Hóa vàng Tết Tân Sửu 2021 vào ngày nào là tốt nhất?

Lễ hóa vàng cũng là cơ hội để gia chủ bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với các vị thần linh
Lễ hóa vàng cũng là cơ hội để gia chủ bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với các vị thần linh

Theo phong tục của người Việt, lễ hóa vàng là nghi thức vô cùng quan trọng trong dịp Tết. 

Thông thường, ngày hóa vàng gia chủ thường sắm sửa mâm cơm để cúng ông bà, gia tiên để họ về cõi âm.

Lễ hóa vàng cũng là cơ hội để gia chủ bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với các vị thần linh, đấng sinh thành, những người thân đã khuất trong gia đình. 

Mang theo hi vọng đại gia đình sẽ đón một năm mới với hạnh phúc đủ đầy, no ấm và an khang.

Theo các chuyên gia phong thủy, trong năm Tân Sửu 2021 ngày hóa vàng đẹp nhất là vào mùng 3 Tết (tức Chủ nhật, ngày 14/2 dương lịch).

Khung giờ tốt nhất để tiến hành lễ ngày mùng 3 Tết gồm: Giờ Thìn (7h-9h), Giờ Ngọ (11h-13h), Giờ Mùi (13h-15h) hoặc Giờ Tuất (19h-21h).

Ngoài ngày mùng 3 như thông lệ thì năm Tân Sửu 2021 cũng có thể hóa vào mùng 4 Tết. Tuy nhiên, nếu bố trí được thì tốt nhất vẫn nên hóa vào ngày mùng 3.

Nếu hóa vàng vào mùng 4 Tết nên chọn khung giờ tốt là: Mão (5h-7h), Ngọ (11h-13h), Thân (15h-17h) hoặc Dậu (17h-19h).

Bài văn khấn lễ hóa vàng

Cúng hóa vàng là một dịp cúng lớn nên khi cúng cần một bài văn khấn riêng. Vậy nên sau khi đã biết cách bày mâm cơm cúng rồi thì bạn nên tham khảo qua bài văn khấn dưới đây nhé!

Nam mô a di Đà Phật! x3

  • Lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
  • Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
  • Kính lạy ngài Đương niên, ngài Bản cảnh Thành hoàng, các ngài Thổ Địa, Táo quân, Long Mạch, Tôn thần.
  • Con kính lạy các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, nội ngoại Tiên linh họ……

Tín chủ (chúng con) là: ……………

Cư ngụ tại: ………………………………

Hôm nay là ngày mùng … tháng giêng năm …….

Tín chủ con thành tâm sửa soạn hương hoa, nước quả, phẩm vật trà tửu, kim ngân vàng bạc, dâng lên trước án, kính cẩn tâu trình:

Tiệc xuân đã mãn, Tết Nguyên Đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ các vị Tôn thần, rước tiễn Tiên linh trở về cõi âm giới.

Kính xin phù hộ độ trì cho các bậc con cháu được bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng. Chúng con lễ bạc cúi xin các vị chứng giám.

Nam mô a di Đà Phật! x3

Phục duy cẩn cáo!

Trên đây là toàn bộ những thông tin các bạn cần biết về lễ này của ngày Tết cũng như cách bày mâm cơm cúng . Hy vọng qua bài viết này của Bàn Thờ Gỗ Đẹp bạn có thể chuẩn bị được cho mình buổi lễ cúng hóa vàng đầy đủ và diễn ra suôn sẻ.

Bàn Thờ Gỗ Đẹp

Kiến trúc sư Đào Nhung là một chuyên gia trong giới nội thất cũng như phong thủy. Ông luôn làm việc hết mình với tinh thần hăng say và sự ham mê tìm tòi từ khi còn trẻ.

Trả lời