You are currently viewing Lễ nhập trạch khi mượn tuổi làm nhà mới cần những gì?
Lễ Nhập Trạch khi mượn tuổi xây nhà

Lễ nhập trạch khi mượn tuổi làm nhà mới cần những gì?

Thủ tục để làm lễ nhập trạch khi mượn tuổi làm nhà như thế nào? Nếu như bạn có ý định xây nhà vào những năm không hợp với tuổi gia chủ thì hoàn toàn có thể mượn tuổi của người khác để xây được nhà trong năm đó. Đến một thời điểm nhất định, phù hợp bạn có thể làm để làm thủ tục và chuộc lại nhà. Vậy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm về vấn đề này.

Mượn tuổi để làm nhà theo thuật phong thủy 

Trước khi có dự định xây nhà mới, chắc hẳn gia chủ đã xem xét kỹ lưỡng tuổi của mình năm ấy có hợp mệnh để xây nhà hay không. Nếu như tuổi của bạn không hợp, bạn có thể mượn tuổi đẹp của người khác nhưng cần lưu ý một vài điều trong lễ nhập trạch khi mượn tuổi làm nhà như:

  • Chỉ nên mượn tuổi của người thân trong gia đình, người trong họ tộc bên nội, thân thiết với bạn để sau này thuận tiện cho việc bạn tiến hành các thủ tục xin lại ngôi nhà của gia đình.
  • Người đã cho mượn tuổi thì sẽ không được phép cho những người khác cùng mượn tuổi trong khoảng thời gian người mượn trước chưa xây xong nhà. Vì thế khi mượn tuổi ai đó, bạn cần phải hỏi thật kỹ càng về vấn đề này.
  • Chỉ được phép mượn tuổi khi bạn đã bắt đầu tiến hành khởi công xây nhà mới, không mượn tuổi khi bạn muốn sửa chữa nhà. 
  • Trong trường hợp bạn chỉ muốn sửa chữa một số phần của nhà mà không động đến đất đai thì bạn chỉ cần chọn được ngày tốt để làm mà không cần mượn tuổi. Nếu sửa nhà mà có động đến đất đai tức là bạn đã động đến thần linh thì cần phải xem xét kỹ lưỡng và mượn tuổi người khác nếu tuổi bạn không phù hợp với tháng, năm này. 
  • Nếu như bạn không muốn tạo phiền phức cho người khác thì nên dời sang một thời điểm khác thích hợp hơn.
Lễ Nhập Trạch khi mượn tuổi xây nhà
Lễ Nhập Trạch khi mượn tuổi xây nhà

Các thủ tục cần có trước lễ nhập trạch khi mượn tuổi làm nhà 

Thủ tục mượn tuổi để làm nhà là quan niệm tốt theo thuật phong thủy nhằm giúp gia chủ có được một ngôi nhà đẹp, ưng ý, hợp với quan niệm dân gian vào năm mà tuổi gia chủ không hợp để làm nhà. Để tiến hành thủ tục, các bạn có thể làm theo những hướng dẫn như sau:

  • Chủ nhà viết giấy bán nhà tượng trưng cho người dự định mượn tuổi để động thổ nhà.
  • Khi tiến hành làm lễ động thổ, người được mượn tuổi sẽ phải đứng làm lễ khấn vái, động thổ (là người đầu tiên cầm cuốc và cuốc 5 hoặc 7 lần theo hướng đẹp đã chỉ định từ trước).
  • Trong thời gian làm lễ động thổ, chủ nhà nên tránh đi ở nơi xa nơi làm lễ, sau khi làm lễ xong có thể quay về và tiến hành các công việc đã được sắp đặt từ trước.
  • Khi nhà cần đổ mái, người được mượn tuổi cũng cần phải đến và tiến hành làm các thủ tục khác thay cho chủ nhà. Cũng như lễ động thổ thì chủ nhà cần lánh đi một lúc rồi mới quay lại. 
  • Khi tổ chức lễ nhập trạch, người được mượn tuổi là người sẽ tiến hành làm các thủ tục cần thiết như dâng hương, khấn vái ông bà tổ tiên trong ngày hoàn thành nhà mới.
  • Sau khi làm xong người cho mượn tuổi bàn giao lại nhà cho chủ nhà: Chủ nhà cần làm giấy tờ mua lại căn nhà với một mức giá để tượng trưng miễn cao hơn giá bạn bán đi khi làm lễ động thổ là được.
  • Chủ nhà tiến hành làm lễ nhập trạch nhà mượn tuổi như bình thường.

Xem thêm:Các sản phẩm tủ thờ gỗ tốt nhất cho không gian tâm linh gia đình bạn

Tiến hành làm lễ nhập trạch khi mượn tuổi làm nhà như thế nào? 

Các bước làm lễ nhập trạch nhà mới khi mượn tuổi 

Trình tự tiến hành thủ tục làm lễ nhập trạch nhà mới khi mượn tuổi khá đơn giản, bạn có thể làm theo hướng dẫn dưới đây:

  • Nếu gia đình bạn có đầy đủ các thành viên gồm: vợ chồng và con cái thì đầu tiên thì người vợ cầm theo một chiếc gương tròn hoặc bầu dục đem vào sao cho mặt gương rọi thẳng vào nhà. Tiếp theo là gia chủ sẽ bưng bát hương của ông bà tổ tiên vào nhà. Những thành viên khác trong nhà đem theo vào các vật dụng như bếp lửa (tốt nhất là lấy bếp còn đang còn cháy được đem từ nhà cũ sang), cùng với đó là chăn, gạo, nước…
  • Nếu nhà bạn không có đàn ông, thì người vợ (trụ cột trong nhà) bưng theo bát nhang thờ tổ tiên bước vào nhà trước, sau đó mới tới lượt các con cái trong nhà mang bếp, gạo, nước…
  • Đồ đạc chuyển vào trong nhà trước, đồ cúng phải để dọn sau.
  • Không ai đi vào nhà mà không xách gì trên tay. 
  • Người tuổi Dần không được phép phụ dọn dẹp đồ đạc tại nhà cũ. Thêm vào đó phụ nữ đang có thai cũng là người không phù hợp với việc phụ dọn, nếu muốn làm thì cần mua một cây chổi mới chưa từng qua sử dụng để quét trước.
  • Khi giờ tốt đến, gia chủ phải tự tay cầm tiền, vàng, các món nữ trang, tài sản quý giá của gia đình đem cất vào trong tủ.
  • Lễ vật đi mừng tân gia đều là những vật mang ý nghĩa tốt đẹp, điềm tốt cho gia đình bao gồm: nồi cơm điện, các loại xoong nồi. Đây là những đồ vật có ý nghĩa đem lại sự no đủ, sung túc nên người ta thường hay mang để tặng cho bạn bè thân thiết hay là những người thân.
Các bước làm lễ nhập trạch nhà mới khi mượn tuổi 
Các bước làm lễ nhập trạch nhà mới khi mượn tuổi

Sắm sửa lễ vật cho lễ nhập trạch khi mượn tuổi làm nhà  

Việc đầu tiên cũng như quan trọng nhất để có một buổi lễ nhập trạch như ý đó là chọn ra ngày lành và giờ hoàng đạo để tiến hành buổi lễ này. Tiếp đến là sắm sửa các lễ vật cần thiết cho lễ nhập trạch về nhà mới. Tùy từng vùng miền sẽ có các cách chuẩn bị khác nhau. Tuy nhiên bắt buộc phải có đầy đủ các lễ vật như sau thì mới thực hiện được thủ tục về nhà mới khi mượn tuổi:

  • Hoa quả: Chọn 5 loại trái cây tươi theo mùa, có thể chọn 5 loại có 5 màu sắc khác nhau theo quan niệm địa phương.
  • Hương hoa: Gồm 2 cây đèn cầy màu đỏ, nhang (hương) màu đen, trầu cau 3 miếng đã được têm sẵn. Thêm vào đó cần chuẩn bị: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 1 ấm nước nhỏ, 1 lọ hoa tươi (hoa cúc hoặc hoa ly cắm bông theo số lẻ), giấy tiền, vàng mã, sớ cúng (sỡ cung nghinh Phật Thánh, sớ sám tạ Thổ công Thổ địa, các chư vị tôn thần, sớ sám tạ gia tiên, sớ điền hoàn long mạch). Riêng vàng mã thì bạn nên ra mua tại các tiệm bán đồ thờ cúng bởi họ có đầy đủ và bạn cũng dễ dàng mua 1 bộ vàng mã dành cho lễ cúng nhập trạch.
  • Mâm cơm cúng: Tùy thuộc vào từng quan niệm thờ cúng của các gia đình mà có thể chuẩn bị mâm cơm chay hoặc mâm cơm mặn. Nếu là mâm cơm mặn thì bao gồm 1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 quả trứng vịt luộc, gà luộc hoặc heo quay, xôi hoặc cháo, chè. Nếu là mâm cúng chay thì thường gồm rau củ xào, đậu phụ, chè, bánh kẹo, canh rau củ quả… 
  • Ngoài ra, trong mâm cúng nhập trạch không thể thiếu: 3 ly trà, 3 ly rượu và 3 điếu thuốc lá.

Theo quan niệm, lễ nhập trạch khi mượn tuổi làm nhà là một nghi lễ rất cần thiết cà quan trọng. Sau khi thủ tục về nhà mới được hoàn tất thì tất, các công việc liên quan đến việc sửa sang nhà cửa, khấn vái đều do gia chủ tự mình tiến hành, còn người đã cho mượn tuổi trước đây xem như đã hết trách nhiệm.

Thủ tục chuộc lại nhà khi có năm đẹp phù hợp với tuổi chủ nhà 

Sau lễ nhập trạch khi mượn tuổi làm nhà, khi tìm được năm tuổi thích hợp gia chủ cần làm thủ tục để chuộc lại nhà của mình. Sau đây là thủ tục chuộc nhà mà gia chủ cần chú trọng. 

Người cho mượn tuổi viết cho gia đình một số tiền nợ cụ thể để gia đình có thể trả tượng trưng. Xong thủ tục ký nhận thì ngôi nhà ấy đã hoàn tất các thủ tục mượn tuổi và trở thành nhà của gia chủ. Gia đình có thể làm một buổi lễ để cảm tạ cũng như báo cáo gia tiên. 

Đây là những chia sẻ của chúng tôi về lễ nhập trạch khi mượn tuổi làm nhà. Chắc chắn bài viết này sẽ rất có ích đối với những ai đang có ý định xây nhà, động thổ nhưng không may trúng vào năm, tháng không hợp với tuổi gia chủ. Hy vọng bạn sẽ có được một cuộc sống thật vui vẻ, bình an bên gia đình. 

Website: https://banthogodep.com/

Xem thêm:Văn khấn lễ nhập trạch nhà chung cư chính xác nhất

Bàn Thờ Gỗ Đẹp

Kiến trúc sư Đào Nhung là một chuyên gia trong giới nội thất cũng như phong thủy. Ông luôn làm việc hết mình với tinh thần hăng say và sự ham mê tìm tòi từ khi còn trẻ.