You are currently viewing Làm lễ nhập trạch và bốc bát hương về nhà mới chuẩn đúng cách
Làm lễ nhập trạch và bốc bát hương về nhà mới chuẩn đúng cách

Làm lễ nhập trạch và bốc bát hương về nhà mới chuẩn đúng cách

Theo phong tục truyền thống, khi chuẩn bị về nhà mới, cần phải thực hiện lễ nhập trạch và bốc bát hương để mang lại những điều tốt lành cho gia đình. Vậy các bước để chuẩn bị những vấn đề này thực sự không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số thông tin vừa chuẩn lại đúng về phong tục này.

Nhập trạch và bốc bát hương nhà mới là gì?

Nhập trạch là một nghi lễ cổ truyền và quan trọng trong quan niệm của cha ông lúc xưa khi chuyển vào nhà mới, nhưng theo góc nhìn tâm linh đó là gia chủ hiện đang tiến hành đăng ký hộ khẩu nhà mình với các chư vị Thần Linh bản địa nơi đó.

Hơn hết nghi lễ nhập trạch và bốc bát hương nhà mới khá phức tạp vì trong một buổi lễ còn diễn ra khá nhiều chuỗi nghi thức đi cùng. Chính vì vậy cho đến bây giờ, các chuyên gia phong thủy hàng đầu Việt Nam đều khẳng định rằng nghi lễ nhập trạch nhà mới chính là biểu tượng rõ nét khái quát đời sống tín ngưỡng tâm linh của người dân Việt Nam hiện nay.

Lễ nhập trạch và bốc bát hương nhà mới
Lễ nhập trạch và bốc bát hương nhà mới

Bởi vì chánh niệm của các giả chủ khi tiến hành chuyển vào nhà mới thường hay chuẩn bị tu sửa lại nhà cửa để thực hiện các nghi lễ mang tính “trình báo” mong được thuận lợi tiến hành cũng như được “chỉ đường dẫn lối”.

Lễ nhập trạch và bốc bát hương nhà mới có ý nghĩa như thế nào?

Quan niệm của ông cha ta từ xưa mỗi một vùng đất đều sẽ có các vị thần linh cai quản. Qua việc thờ cúng sẽ thể hiện lòng thành kính của gia chủ đến các vị thần linh và tổ tiên. Chính vì vậy nên việc nhập trạch khi về nhà mới là việc vô cùng cần thiết.

Nhập trạch theo từ Hán Việt có thể được hiểu là dọn vào nhà mới. Đây là một nghi lễ hết sức quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của dân ta. Bởi mọi người đều quan niệm rằng khi làm lễ nhập trạch thần linh, tổ tiên phù hộ giúp cho cuộc sống tại nơi ở mới sẽ hạnh phúc, thuận hòa, ấm lo.

Việc thực hiện nhập trạch và bốc bát hương vào nhà mới thuận lợi sẽ giúp ích rất nhiều cho cuộc sống của gia chủ và các thành viên trong gia đình sau này.

Các bước tiến hành làm lễ nhập trạch và bốc bát hương nhà mới 

Trước khi làm lễ nhập trạch nhà mới cơ bản, người chủ nhà sẽ thực hiện việc làm lễ và người làm lễ cần phải tịnh thân tắm rửa sạch sẽ cũng như ăn mặc trang phục chỉn chu ngay ngắn. Ngoài ra bạn nên lau dọn sạch sẽ các khu vực thờ cúng ở trong nhà như bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa, bàn thờ gia tiên,… cũng như gia chủ nên sử dụng bột xông phòng tẩy uế một lượt cả nhà.

Những vật lễ chuẩn bị cho lễ nhập trạch nhà mới 

Hẳn sẽ có rất nhiều gia chủ thắc mắc về vấn đề: Nhập trạch và bốc bát hương nhà mới gồm những gì? Cần sắm lễ nhập trạch gồm những gì? Nếu như vậy thì phần này sẽ trực tiếp giải đáp giúp bạn những câu hỏi trên.

Lễ nhập trạch và bốc bát hương phải có đầy đủ 3 mâm lễ bao gồm: trái cây, hương hoa, nhang đèn và mâm cúng cơm. Phải đầy đủ 5 thứ Hương – Hoa – Đăng -Quả – Thực.

Mâm lễ trái cây và hương hoa

Mâm trái cây: bạn nên chọn số lẻ, và phải có ít nhất 5 loại với nhiều màu sắc khác nhau. Trái cây phải tươi, không thối, không bị dập nát, không dùng trái cây giả thay thế. Trước khi đặt trái cây đưa lên mâm cúng, lễ vật cần được rửa sạch, và để ráo nước!

Mâm trái cây cúng nhập trạch nhà mới
Mâm trái cây cúng nhập trạch nhà mới

Nhang đèn – hương hoa: hoa bạn nên lựa chọn là hoa hồng, hoa ly, cúc. Không được sử dụng hoa giả, nên cắm vào lọ và mua số bông lẻ. Hoa tươi, không bị thối rễ, dập úng. Mâm cúng cũng cần phải có 3 cây nhang, muối gạo, trầu cau đã têm, vàng mã, 2 cây nến đặt ở hai bên, 3 chén nước.

Mâm lễ cơm cúng lễ nhập trạch và bốc bát hương 

Mâm cơm cúng: bạn cũng có thể chuẩn bị mâm chay hoặc mâm mặn. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện và mong muốn gia chủ. 

Mâm cúng mặn phải có đầy đủ bộ tam sên gồm: tôm luộc, thịt heo luộc và trứng gà luộc; 1 đĩa xôi, 1 con gà trống luộc nguyên con. Ngoài ra, gia chủ cũng cần phải chuẩn bị thêm các món chiên hoặc xào khác nếu muốn. Mâm cúng nhập trạch nhà mới phải có 3 chén rượu và 3 điếu thuốc lá.

Mâm cúng cơm chay bạn có thể chuẩn bị từ 4-5 món tùy theo điều kiện và ý muốn của gia chủ. Gia chủ cũng có thể thêm một vài món ngon và sang trọng được nhiều gia đình lựa chọn như: nem chay, rau củ xào, canh nấm, chả giò chay, xôi,…

Chuẩn bị văn khấn 

Lễ nhập trạch và bốc bát hương nhà mới cần chuẩn bị những thứ gì? Chắc chắn sẽ không thể thiếu phần văn khấn. Văn khấn trong lễ nhập trạch nhà mới gồm có 2 phần: 

  • Văn khấn thần linh 
  • Văn khấn gia tiên

Nguyên tắc đọc khi văn khấn là phải đọc khấn thần linh trước, khấn gia tiên sau. Nội dung trong bài văn khấn nhập trạch thể hiện mong ước của gia chủ, vì thế bạn cũng có thể tự soạn và đọc một cách rõ ràng, mạch lạc, chân thành để nhận được sự phù hộ từ thần linh.

Bốc bát hương về nhà mới có nghĩa gì?

Bốc bát hương hay còn gọi thay bát hương mới là một trong những thủ tục tâm linh rất quan trọng trong văn hoá thờ cúng của người Việt Nam ta. Thay bát hương, bát nhang khi chuyển đến nơi ở mới nhưng cũng phải biết cách làm sao cho đúng để luôn mang may mắn và vận may vào nhà.

Theo quan niệm Phật giáo đại thừa thì bát hương chính là nơi các vị thần linh, tổ tiên ngự. Nó còn được coi là một vật linh thiêng nhất trên ban thờ vì đây là nơi kết nối giữa dương gian và âm thế. Qua đó con cháu còn thể hiện lòng tôn kính đối với các vị thần linh, hiếu thảo với tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã mất.

Hướng dẫn các bước làm lễ nhập trạch và bốc bát hương khi chuyển nhà mới 

Với một đất nước có tín ngưỡng như là nước Việt Nam ta thì thờ cúng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống tâm linh. Thờ cúng tổ tiên ở đây bao gồm cả những người đã mất, con cháu muốn thể hiện lòng biết ơn đối với đấng sinh thành. Thờ cúng tổ tiên là một phần rất quan trọng của người Việt. Nếu gia chủ lựa chọn gửi lên chùa thì các gia đình chỉ cần gửi bát hương đi và chờ ngày nhận về.

Thủ tục bốc bát hương khi về nhà mới
Thủ tục bốc bát hương khi về nhà mới

Bát hương cần phải ghi rõ tên tuổi của gia chủ, tên người thờ cúng và địa chỉ chỗ ở. Vì vậy việc làm thủ tục bốc bát hương về nhà mới của mỗi gia đình là một việc hết sức quan trọng và được lưu tâm.

Các bước thực hiện bốc bát hương về nhà mới 

Dù cho bạn thay mới bát hương hay là bốc bát hương mới thì bạn cũng cần phải làm thật cẩn thận và đúng cách, tránh được những điều đại kỵ

Làm tốt được những điều này sẽ giúp gia đình của bạn bình an, mọi sự sẽ luôn suôn sẻ và sẽ mang lại nhiều sự may mắn trong cuộc sống cũng như công việc cho các thành viên trong đại gia đình của gia chủ. Cụ thể, các bước thực hiện việc bốc bát hương về nhà mới gồm những bước như sau:

Bước 1: Cần chuẩn bị những vật dụng cần thiết

  • Nếu bạn đang muốn bốc bát hương cho bàn thờ tổ tiên thì bạn phải cần phải chuẩn bị ba bát hương mới. Các bát hương này đều sẽ là để thờ tổ tiên, và thờ các đấng thần linh. Còn những trường hợp khác, gia chủ chỉ cần chuẩn bị một bát hương là đủ.

Bước 2: Dùng tro để làm cốt cho bát hương mới

  • Dùng tro trấu để làm cốt cho bát hương mới. Nếu như không có tro trấu thì bạn cũng có thể sử dụng cát trắng. Tuy nhiên bạn nên sử dụng tro trấu bởi vì tro trấu dễ cho việc cắm nhang được trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn, tránh những trường hợp cắm vào bị gãy chân nhang.
  • Và nếu như bạn có điều kiện bạn nên chuẩn bị thêm một gói Thất Bảo cho bát hương như: Thiết Vàng, Thiết Bạc cùng với những loại đá quý như: Thạch anh, san hô đỏ, Mã Não, Ngọc hay xà cừ. Ý nghĩa của các bộ dụng cụ phụ này nhằm để kích hoạt ngũ hành, mang thêm tài lộc và may mắn cho gia đình bạn.

Bước 3: Vệ sinh bát hương

  • Sau khi đã chuẩn bị bát hương và cốt bát hương mới xong, chúng ta cần phải rửa sạch bát hương, theo quan niệm tâm linh của cha ông ta thì bộ thờ cúng khi tiếp xúc với nước sẽ trở nên được mát mẻ hơn, đồng thời ông bà tổ tiên chúng ta cũng sẽ được mát mẻ ở nơi cõi âm.
  • Các bạn hãy nên nhớ sau khi rửa sạch bát hương, chúng ta nên rửa bát hương thêm một lần bằng rượu để có thể khử tà để thổi bay những điều không may mắn.

Bước 4: Chuẩn bị văn khấn

  • Cần chuẩn bị bài văn khấn sao cho thật chu đáo, tránh làm qua loa cho có bởi vì sẽ làm ảnh hưởng đến nhiều điều không tốt cho cuộc sống sau này.

Bước 5: Cần chuẩn bị mâm cúng thật trang trọng

  • Chuẩn bị mâm cúng cho lễ nhập trạch và bốc bát hương nhà mới. Đây còn được coi là một trong những bước quan trọng để thông báo với toàn thể chư thần và các vị khuất mặt biết được sự xuất hiện và việc định cư nơi ở mới của gia đình mình.

Bước 6: Tiến hành việc Bốc Bát Hương

  • Sau khi bạn đã thực hiện việc làm lễ cúng xong, chúng ta sẽ tiến hành việc Bốc Bát Hương. Sau đó, bạn hãy dùng giấy tiền vàng mã đang hóa, hơ vào ngọn lửa vào đầu rồng trên đôi của Bát Hương.
  • Dùng ngón tay cái để che lại đôi mắt rồng, tránh để lửa trực tiếp hơ vào đôi mắt rồng. Đây cũng xem như là một phương pháp khai quan cho Rồng, xua tan đi âm khí, các âm hồn sẽ quấy phá ám trực tiếp vào Bát Hương.
  • Sau khi đã hơ xong thì gia chủ hãy cho Gói Thất Bảo vào, sau đó cho tro rơm nếp đã bóp qua với nước gừng pha với Rượu để giúp tro rơm được thanh tịnh.
  • Cuối cùng bạn hãy lấy một vài chân nhang ở Bát Hương cũ cắm sang Bát Hương mới vừa bốc xong, Khấn Vái để tạ ơn Thần Linh, Gia Tiên đã cho phép thay bát hương mới.

Bước 7: Đặt bát hương mới lên bàn thờ 

  • Sau khi đã hoàn thành các thủ tục và các nghi thức, chúng ta sẽ đặt Bát Hương lên bàn thờ và bắt đầu cầu khấn để xin phép các vị chư thần Phật được thờ cúng tại Gia và mời các cụ cùng với gia tiên về nhà để con cháu được thờ phụng, nhang đèn.
  • Gia chủ hãy tiến hành thắp nén hương đầu tiên với lòng thành kính sau khi đã sắp xếp đầy đủ các vật phẩm thờ cúng.

Nhập trạch và bốc bát hương là hai nghi thức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện nghi lễ vào nhà mới của một gia đình. Lễ nhập trạch và bốc bát hương đều thể hiện sự tôn kính với các vị Thần Linh,Thổ công, chư vị tôn Thần, cũng như tỏ lòng biết ơn của con cháu qua hương hỏa với các vị Gia Tiên tiền Tổ.

Việc thực hiện các nghi lễ này nhằm thể hiện niềm mong cầu của gia chủ về một mái nhà an yên và ấm cúng, có sự bảo hộ, che chở của các thần linh. Đồng thời còn tạo ra cảm giác an tâm, cũng như có thêm được sự thoải mái về mặt tinh thần trong những bước đường sinh sống cư ngụ tại nhà mới và phát triển của gia đạo sau này.

Website: https://banthogodep.com/

Xem thêm: Lễ nhập trạch cho gia đình và những điều gia đình cần biết

Bàn Thờ Gỗ Đẹp

Kiến trúc sư Đào Nhung là một chuyên gia trong giới nội thất cũng như phong thủy. Ông luôn làm việc hết mình với tinh thần hăng say và sự ham mê tìm tòi từ khi còn trẻ.