Nghi lễ nhập trạch dọn về nhà mới chuẩn phong thủy là chủ đề nhận được nhiều người quan tâm của các gia chủ. Hãy theo dõi bài viết này để hiểu thêm về nghi lễ và tổ chức được một buổi lễ nhập trạch đầy đủ và trang trọng nhất cho gia đình thân yêu của mình.
Nội dung
- 1 Ý nghĩa mà cúng nhập trạch mang lại
- 2 Thực hiện nghi lễ nhập trạch dọn về nhà mới đầy đủ và dễ hiểu
- 2.1 Những điều nên làm trước khi bước và nghi lễ nhập trạch dọn vào nhà mới
- 2.2 Những điều cần tránh trước khi thực hiện nghi lễ nhập trạch dọn về nhà mới
- 2.3 Cách bày biện mâm cúng trong nghi lễ nhập trạch dọn về nhà mới
- 2.4 Nghi lễ nhập trạch dọn về nhà mới chi tiết và cụ thể
- 2.4.1 Đốt lò than và chuẩn bị cho lễ nhập trạch trong ngôi nhà mới
- 2.4.2 Thực hiện các thủ tục cúng nhập trạch tại ngôi nhà mới
- 2.4.3 Sắp xếp bàn thờ gia tiên và bày mâm cúng trong ngôi nhà mới
- 2.4.4 Nấu nước pha trà và khai hỏa trong lễ nhập trạch
- 2.4.5 Hóa giấy tiền vàng mã và hoàn tất lễ khấn nhập trạch
- 3 Những lưu ý trước và sau khi chuyển nhà
- 3.1 Quyết định đúng đắn về việc giữ lại hoặc vứt bỏ đồ đạc khi chuyển đến nhà mới
- 3.2 Bảo vệ đồ đạc một cách cẩn thận và sắp xếp dễ dàng khi chuyển đến nhà mới
- 3.3 Tự tạo cho mình một sự khởi đầu mới tại ngôi nhà mới
- 3.4 Chăm sóc và tôn trọng các thần linh trong ngôi nhà mới
- 3.5 Tổ chức bữa tiệc mừng nhập trạch tại ngôi nhà mới của bạn
Ý nghĩa mà cúng nhập trạch mang lại
Nhập trạch là một từ Hán Việt và theo đó “trạch” mang nghĩa là nhà, “nhập” có nghĩa vào. Như vậy nói một cách dễ hiểu nhất thì nhập trạch là dọn vào nhà mới để ở. Tổ chức lễ nhập nhằm mục đích báo cáo với các thổ địa, thần linh đang cai quản ngôi nhà. Đây là một nghi lễ cổ truyền và không thể thiếu của dân tộc ta được lưu truyền từ đời này sang đang đời khác và vấn tồn tại đến ngày hôm nay.
Ở Trung Quốc có nói rằng “Đất có thổ công, sông có hà bá”. Quả thật đúng như vậy từ xa xưa ông bà ta đã cho rằng: mỗi một vùng đất, khu vực đều có thần linh cai trị ở đó. Vậy nên khi muốn chuyển đi hoặc đến đều phải làm lễ trình báo để xin phép các vị bề trên, có như vậy thì cuộc sống gia đình cũng như công việc sau này theo đó mới thuận lợi, gia đình mới “mưa thuận gió hòa”. Đồng thời, do tổ tiên cùng thần tài-thổ địa của gia đình mình đang được thờ cúng tại nhà cũ nên khi chuyển dọn nhà và thực hiện nghi lễ nhập trạch dọn về nhà mới đồng thời để xin phép được chuyển họ đến nhà mới là việc cần làm, để gia đạo sẽ tiếp tục được Tổ Tiên phù hộ.
Thực hiện nghi lễ nhập trạch dọn về nhà mới đầy đủ và dễ hiểu
Những điều nên làm trước khi bước và nghi lễ nhập trạch dọn vào nhà mới
Khi muốn chuyển về nhà mới ở, bạn cần tuân thủ những điều cơ bản dưới đây như:
- Xem và chọn được ngày giờ tốt để về nhà mới. Có thể nhờ các thầy bói có tiếng tăm hay các bậc trưởng bối trong họ tộc xem giúp.
- Phải đích thân chủ nhân mới của ngôi nhà chuyển đồ đạc từ bên nhà cũ sang nhà mới. Trong trường hợp gia chủ cầm tinh con “Hổ” thì các thành viên trong nhà sẽ làm việc đó. Nếu nhà mới đang được mượn tuổi thì người được mượn tuổi sẽ là người đích thân chuyển đồ đạc.
- Cũng đích thân chủ nhân của ngôi nhà là người phải cầm bài vị cúng các gia thần, tổ tiên và các thành viên khác trong nhà đi theo sau. Đồng thời mang theo tiền của, các đồ vật mang ý nghĩa may mắn cho gia đình bước qua bếp lửa đã được chuẩn bị vào nhà.
- Chuyển nhà vào buổi sáng hoặc không có thể chọn buổi trưa hoặc lúc chập tối mặt trời sắp lặn là tốt nhất cho gia đình. Tuyệt đối không chuyển nhà về nhà khi trời đã tối muộn vì điều này không tốt cho gia đình của gia chủ.
Những điều cần tránh trước khi thực hiện nghi lễ nhập trạch dọn về nhà mới
-
Khi tới nhà mới không nên đi tay không
Trong ngày tổ chức nhập trạch nếu thành viên trong gia đình đi tới nhà mới mà trên tay không đem theo cái gì sẽ thể hiện sự nghèo đói, thiếu thốn, không có tiền tài và danh vọng. Có rất nhiều bạn sẽ thắc mắc rằng “Vậy mang gì về nhà mới để có nhiều may mắn cho gia đình? Các đồ vật nên cầm theo là bếp lửa, muối, gạo, tiền của, cây cảnh, chổi quét, chiếu mới hay nệm… Đây là những đồ vật mang theo thể hiện sinh khí, có một cuộc sống giàu sang và no đủ. Tùy thuộc vào hoàn cảnh gia đình để đem theo đồ vật và cũng phụ thuộc vào mong muốn của từng người để đem những vật dụng khác nhau, không nhất thiết phải theo quy định là mang những vật gì theo.
-
Phụ nữ có thai kiêng kỵ việc chuyển dọn nhà
Khi mang thai phụ nữ có thể trạng yếu hơn lúc bình thường. Trong khi đó chuyển nhà có nhiều vật nặng cần phải mang vác sẽ dẫn đến việc dễ mệt mỏi ảnh hưởng tới thai nhi đang có trong bụng. Để ngày sang nhà mới có thêm nhiều niềm vui và may mắn thì bạn hãy nhớ đừng để phụ nữ mang thai làm việc quá nặng nhé. Tốt nhất đưa cho họ cầm theo cây chổi quét hoặc chổi lau nhà.
-
Không dùng bếp điện để nấu ăn trong ngày đầu
Lửa từ xưa đã được tượng trưng cho sự sống của loài người, từ thời nguyên thủy con người đã biết sử dụng lửa để sưởi ấm cũng như làm chín đồ ăn, thức uống. Trong văn hóa của dân gian ở Việt Nam luôn có Ông Công, Ông Táo chuyên trông coi chuyện bếp núc cho mọi nhà. Do đó trong ngày đầu tới nhà mới bạn cần đun một ấm nước bằng bếp ga hay bếp củi để khai bếp cho gia đình. Ngày nay, việc thực hiện nghi lễ này chỉ mang tính chất tượng trưng, chỉ đun lần đầu tiên sau đó không cần dùng tới nữa vì nghi thức này không phù hợp với một số địa điểm như chung cư.
-
Không cãi vã, nói những điều tiêu cực trong ngày lễ nhập trạch
Trong ngày nhập trạch các thành viên trong gia đình nói những chuyện vui vẻ, may mắn tạo bầu không khí vui vẻ đầm ấm trong ngôi nhà. Nếu trong nhà có nhiều trẻ con quậy phá, nghịch ngợm cũng không nên nói to, trách mắng tránh để xảy ra những điều bất hòa của các thành viên trong gia đình.
Xem Thêm: Các mẫu bàn thờ gia tiên cho gia chủ mới dọn về nhà mới
Cách bày biện mâm cúng trong nghi lễ nhập trạch dọn về nhà mới
- Ngũ quả: Lựa chọn 5 loại hoa quả theo mùa. Chọn các loại tươi ngon và có màu sắc khác nhau cho mâm ngũ quả thêm phần bắt mắt.
- Hương hoa: Gồm một lọ hoa tươi cúng nhà mới (hồng, cúc hoặc ly phải có số cây lẻ), cặp đèn cầy có màu đỏ, trầu cau, hương cúng, vàng mã giấy tiền cúng nhập trạch, 3 cái bát con đựng gạo, muối và nước.
- Chuẩn bị mâm cơm cúng chuyển nhà: Phụ thuộc vào quan niệm thờ cúng của gia đình mà bạn có thể chọn làm mâm cơm mặn hoặc mâm cơm chay. Ngoài việc chuẩn bị mâm cơm cúng nhập trạch gia chủ còn cần có thêm 3 ly rượu, 3 ly trà, 3 điếu thuốc.
Cách bày biện mâm cúng trong nghi lễ nhập trạch
Nghi lễ nhập trạch dọn về nhà mới chi tiết và cụ thể
Đốt lò than và chuẩn bị cho lễ nhập trạch trong ngôi nhà mới
Việc đầu tiên trong lễ nhập trạch cần làm nhất đó chính là đốt lò than và đặt ở trước cửa ra vào. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể cử người đến đốt trước rồi trở về.
Khi đã hoàn tất công cuộc chuyển nhà tới thì trực tiếp bày biện đồ cúng lên mâm sao cho ngay ngắn, chuẩn bị các đồ đạc để sẵn sàng tiến hành được thủ tục cúng nhập trạch chuyển nhà mới.
Chủ nhà (nên là nam nhân – trụ cột chính gia đình) bước qua lò than vào nhà trước tiên và bước chân trái trước, chân phải sau, trên tay cầm theo bát hương cùng bài vị của các vị gia tiên.
Thực hiện các thủ tục cúng nhập trạch tại ngôi nhà mới
Điều đầu tiên nên làm khi bước vào nhà là bật tất cả điện nhất là đèn sáng và mở hết các cửa phòng, cửa sổ tượng trưng cho việc khai thông khí, đánh thức giấc ngủ cho ngôi nhà.
Các thành viên khác trong gia đình cũng lần lượt bước qua lò than để đi vào nhà. Cất hết đồ vật mà mình mang theo để chuẩn bị cho buổi lễ nhập trạch.
Sắp xếp bàn thờ gia tiên và bày mâm cúng trong ngôi nhà mới
Một người đại diện thắp nhang và đọc văn khấn ưu tiên là gia chủ. Nếu nhà mới được mượn tuổi thì người được mượn tuổi sẽ thay chủ nhà làm điều đó. Các thành viên còn lại cũng đứng trước mâm cúng chắp hai tay đứng nghiêm trang.
Lúc này, vợ của gia chủ sẽ sắp xếp lại bàn thờ gia tiên, bàn thờ các vị thần tài thổ địa cho ngay ngắn. Một số thành viên khác sẽ tiến hành bày mâm cúng ra giữa nhà theo hướng hợp tuổi của gia chủ.
Nấu nước pha trà và khai hỏa trong lễ nhập trạch
Sau khi đọc văn khấn, khấn vái xong trong thời gian chờ hương tàn, gia chủ bật bếp lửa và nấu nước phà trà. Trà dùng để dâng lên mâm cúng và để các vị khách cũng như các thành viên trong nhà cùng thưởng thức. Việc nấu nước có ý nghĩa khai hỏa, khởi đầu cho sự sống bắt đầu tồn tại trong nhà mới.
Hóa giấy tiền vàng mã và hoàn tất lễ khấn nhập trạch
Gia chủ giữ 3 hũ muối, gạo, nước lại để sau này đặt lên bàn thờ Táo quân, biểu trưng cho sự no đủ, sung túc.
Tiến hành hóa giấy tiền vàng mã, khi cháy hết thì lấy một bình rượu rưới lên tàn tro.
Lúc này lễ khấn nhập trạch đã được hoàn tất, bạn có thể đem tất cả đồ dùng vào nhà và sắp xếp theo ý muốn.
Những lưu ý trước và sau khi chuyển nhà
Quyết định đúng đắn về việc giữ lại hoặc vứt bỏ đồ đạc khi chuyển đến nhà mới
- Hãy quan sát hết một lượt để quyết định xem những đồ vật nào nên để lại và những vật nào thì nên vứt đi. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian dọn dẹp lại các đồ vật không cần thiết, cũng như việc đóng gói và vận chuyển đồ đạc. Hơn thế, đây cũng là một cách để tự tạo cho bản thân mình một sự khởi đầu mới.
Bảo vệ đồ đạc một cách cẩn thận và sắp xếp dễ dàng khi chuyển đến nhà mới
- Đồ đạc sẽ được bảo vệ một cách cẩn thận nếu bạn sử dụng hộp giấy để đóng gói thì nhớ hãy ghi chú cẩn thận trên mỗi thùng để tránh sự nhầm lẫn. Lưu ý, khi đóng gói đồ đạc nên nhóm lại các vật dụng có cùng chức năng sử dụng hoặc cùng các kích thước để dễ sắp xếp lại sau khi chuyển đồ vào nhà mới. Đối với những đồ đạc dễ vỡ như làm bằng gốm, thủy tinh,…Hãy gói chúng trong những tờ báo với nhiều lớp áo bảo vệ trước khi vận chuyển.
- Hãy chắc chắn rằng mọi đồ đạc đã được gói cẩn thận trước khi vận chuyển để tránh làm hỏng chúng. Kiểm tra thật kỹ và chắc chắn không bỏ sót những vật dụng quan trọng. Nên sắp xếp trước để tránh vì vội vã mà lỡ tay làm vỡ, gãy, đổ… các đồ dùng còn sử dụng tốt và mang điềm xấu cho gia đình ngày nhập trạch. .
Tự tạo cho mình một sự khởi đầu mới tại ngôi nhà mới
- Nếu gia đình trước đó thường gặp nhiều trắc trở, khó khăn về cuộc sống thì bạn nên mua sẵn một số đồ vật mới tinh như: chổi, giường, thảm, rèm… để khởi đầu mới được tốt đẹp hơn.
Chăm sóc và tôn trọng các thần linh trong ngôi nhà mới
- Nếu nơi ở mới là nơi bạn tận dụng để kinh doanh, chọn vị trí đẹp và dọn bàn thờ của thần tài và ông địa thật chu đáo để tỏ tấm lòng thành kính của mình với bề trên. Ngoài ra, đừng quên chăm chút cho bàn thờ ông bà, tổ tiên một cách long trọng và trang nghiêm.
Tổ chức bữa tiệc mừng nhập trạch tại ngôi nhà mới của bạn
- Mở một bữa tiệc mừng nhập trạch nho nhỏ cùng những người thân yêu và bạn bè. Trong ngôi nhà đầy tiếng cười và rôm rả sẽ điểm tô thêm cho cuộc sống mới của bạn với những âm giai của sự hạnh phúc và đem đến nhiều điều thịnh vượng, may mắn.
Thực ra bạn chỉ cần chuẩn bị một lễ chuyển nhà mới đơn giản và thành kính. Việc làm nghi lễ nhập trạch dọn về nhà mới cũng là lúc thể hiện tấm lòng thành kính của chủ nhà với bề trên. Hy vọng các chia sẻ trên đây giúp bạn có thể làm được lễ nhập trạch dọn về nhà mới một cách đầy đủ. Chúc bạn có buổi lễ nhập trạch thật suôn sẻ và cuộc sống gia đình bạn sau khi dọn về nhà mới đều tràn ngập niềm vui và hạnh phúc
Website: https://banthogodep.com/
Xem thêm: Làm lễ nhập trạch và bốc bát hương về nhà mới chuẩn đúng cách