Ngồi thiền là một phương pháp tĩnh tâm và có tác dụng chữa bệnh đã xuất hiện cách đây hàng trăm năm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ khái niệm thiền là gì và có thể đem đến cho người tập lợi ích như thế nào. Vì vậy hiệu quả mang lại vẫn chưa thực sự đạt được như ý muốn.
Ngồi thiền là gì?
Theo quan niệm trong Phật giáo, thiền là danh từ chỉ pháp môn thiền, còn động từ “thiền” là việc tập thiền, ngồi thiền. Theo chia sẻ của Đại đức Thích Trúc Thái Minh chia sẻ “thiền là phương pháp giúp cho tâm hồn chúng ta an tinh. Bình thường tâm của mỗi người rất rối ren, phức tạp. Vì vậy việc áp dụng phương pháp ngồi thiền là cách để chúng ta an định lại. Trong đó “an” là sự an nhiên, là bình an. Còn “định” có nghĩa là yên ổn”.
Như vậy ngồi thiền có nghĩa là phương pháp đưa chúng ta trở về trạng thái an định. Hay nói cách khác là giúp chúng ta có thể quản lý, kiểm soát tâm hồn mình.
Phương pháp thiền được chia thành nhiều loại hình khác như như thiền quán, thiền định,…. Trong đó thiền định là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất. Đây là cách tập trung hơi thở hoặc tập trung vào một đối tượng nào đó để làm dịu tâm hồn, làm dịu tâm trí và giúp tâm hồn tĩnh lặng hơn.
Xem thêm nhiều mẫu bàn thờ đẹp tại đây
Lợi ích của việc ngồi thiền
Những ý nghĩa tích cực của việc ngồi thiền mang lại có thể kể đến như:
-
Giải tỏa căng thẳng và làm giảm stress:
Ngồi thiền thường xuyên sẽ giúp làm giảm mật độ chất xám ở vùng nào gây ra trạng thái căng thẳng, lo lắng. Từ đó có thể giải tỏa cảm xúc, thư giãn tinh thần, giúp khắc phục tình trạng rối loạn lo âu và phòng ngừa bệnh trầm cảm hiệu quả.
-
Cải thiện trí nhớ, tăng khả năng tập trung
Một vài nghiên cứu của Mỹ cho biết, ngồi thiền thường xuyên và đúng cách có thể làm giảm cảm giác buồn ngủ, tăng cường khả năng tập trung. Điều này sẽ đem lại giấc ngủ ngon và tăng cường trí nhớ rất tốt.
-
Tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tim mạch
Khi ngồi thiền thì cơ thể cần ít oxy hơn. Lúc này nhịp tim sẽ đập ít hơn đồng nghĩa với việc huyết áp sẽ được hạ xuống. Từ đó có thể phòng ngừa bệnh về tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…. Đồng thời có thể tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.
-
Giảm đau hữu hiệu
Các nghiên cứu cho thấy trung bình một giờ tập ngồi thiền giúp giải phóng cảm cường độ đau lên đến 40% và khắc phục đến 57% cảm giác khó chịu do đau nhức gây ra.
-
Hỗ trợ cải thiện hội chứng tăng động
Một số nghiên cứu về người mắc hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý cho thấy ngồi thiền giúp làm hạn chế được tính bốc đồng và sự hiếu động của người bệnh. Từ đó có thể giúp những người này kiểm soát hành động và hành động một cách có ý thức hơn.
-
Làm chậm sự lão hóa
Ngồi thiền giúp cơ thể điều chỉnh lại hệ hô hấp, giảm sự dung nạp oxy. Từ đó có thể làm chậm quá trình lão hóa rất tốt. Bởi vậy những người thường xuyên tập ngồi thiền và duy trì thói quen này thường có ngoại hình trẻ hơn so với người khác cùng tuổi.
Xem thêm chi tiết bàn thờ với thiết kế tinh tế được ưa chuộng nhất
Tìm hiểu tư thế ngồi đúng cách
Bước 1: Chuẩn bị cho việc ngồi thiền
- Lựa chọn trang phục thoải mái, mát mẻ về mùa hè và ấm áp về mùa đông. Trang phục có độ co giãn phù hợp và khả năng thấm hút tốt
- Tháo bỏ đồng hồ đeo tay để tăng cường lưu thông máu
- Tắt chuông điện thoại để tập trung ngồi thiền
- Sử dụng cụ tọa thiền gồm có: 1 bồ đoàn tròn đường kính 20 – 25cm, độ cao khoảng 10cm. 1 tọa cụ vuông rộng khoảng 80cm để trái dưới bồ đoàn ở trên, 1 chiếc khăn hoặc gối nhỏ để kê lòng bàn chân
Bước 2: Lựa chọn vị trí và thời gian tập
- Có thể tập ngồi thiền bất kì khi nào rảnh rỗi và cảm thấy thoải mái
- Khi mới bắt đầu, nên tập trong khoảng 10 phút. Sau đó có thể tăng lên thành 15 – 20 phút
Bước 3: Lựa chọn tư thế ngồi
Có 2 tư thế ngồi thiền là thư thế kiết già và tư thế bán già
* Với thư thế bán già
- Người tập ngồi với tư thế chân trái gác lên chân phải hoặc ngược lại
* Với tư thế bán già
- Người tập ngồi khoanh chân tự nhiên
- 2 bàn tay nắm lấy bàn chân phải để gấp lại từ từ rồi đặt lên đùi trái sao cho gót chân ép sát vào bụng còn lòng bàn chân hướng lên trời
- Dùng bàn tay gấp chân trái lại để đặt lên đùi phải rồi kéo gót chân áp sat vào bụng, lòng bàn chân trái cũng hướng lên trên
Bước 3: 3 giai đoạn của buổi tập thiền
* Giai đoạn nhập thiền
- Người tập khởi động các khớp trên cơ thể để làm thư giãn khớp xương và tạo cảm giác thoải mái.
- Sau khi xác định được tư thế ngồi thiền phù hợp thì trải tỏa các dụng cụ ra. Bồ đoàn đặt trên tọa cụ sau đó ngồi lên bồ đoàn, nhẹ nhàng vặn người rồi vắt chân lên ngồi
- Tay phải đặt lên bàn tay trái, để hai lòng bàn tay lên lòng hai bàn chân. Các ngón tay chồng lên nhau sao cho các ngón tay chạm vào nhau. Nếu có cả 2 lòng bàn chân đều trũng thì lót bằng khăn hoặc gối đã chuẩn bị trước đó
- Ngồi ngay ngắn, lưng và đầu cổ giữ thẳng, tầm nhìn từ 1m đổ lại
- Mắt khép hờ, đầu lưỡi hơi chạm lên hàm trên.
- Hít thở 3 hơi thật sâu và nhẹ nhàng bằng mũi sau đó thở ra nhẹ nhàng bằng miệng
* Giai đoạn trụ thiền: Có 3 phương pháp
Phương pháp 1: Đếm hơi thở
Phương pháp này áp dụng cho người mới bắt đầu tập. Trước tiên bạn tập trung đếm hơi thở. Thở bằng mũi một cách tự nhiên và theo dõi hơi thở vào cùng hơi thở ra, lần lượt đếm từ 1 đến 10. Sau đó kết thúc hơi thở vào và thở ra. Đếm 1 khi thở ra, hít vào thở ra đếm 2. Thực hiện lần lượt cho đến lần thứ 10 thì bắt đầu lại như vậy trong suốt thời gian tập. Khi đã tập quen thì chuyển sang phương pháp 2 là theo dõi hơi thở.
Phương pháp 2: Theo dõi hơi thở
Ở giai đoạn này người tập không đếm hơi thở mà theo dõi từng hơi thở. Hít vào thở ra một cách nhẹ nhàng và không dùng lực.
Phương pháp 3: Theo dõi vọng tưởng
Khi xoay lại để theo dõi tâm thì bạn sẽ thấy những gì đang xảy ra trong nội tâm. Trong tâm đang nghĩ đến cách hình ảnh như nhảy múa, ảo tưởng, tham vọng,… thì đó là vọng tưởng. Chúng ta cần nhận thức và nắm rõ vọng tưởng đó. Dần dần việc tập thiền sẽ giúp điều chỉnh lý trí không theo đuổi vọng tượng nữa.
* Giai đoạn xả thiền
Trước khi xả thiền thì bạn hít một hơi dài rồi thở ra bằng miệng 3 lần. Xả thiền theo nguyên tắc từ trên xuống dưới.
Người tập thực hiện động tác cúi xuống, ngước lên, xoay sang hai bên. Tiếp đến xòe nắm hai bàn tay. Chà xát hai bàn tay vào nhau để tạo thành sức nóng để xoa lên trán và 2 mắt và xoa khắp khuôn mặt.
Tiếp tục xoa mặt, hai bên lỗ tai, gáy, đầu, cổ,…. Bàn tay phải xoa từ bả vai xuống cánh tay. Dùng tay trái xoa từ nách xuống bên hông sau đó đổi bên. Cuối cùng đặt tay phải lên ngực, tay trái đặt lên lưng. Kết hợp xoa ngang tại 3 điểm gồm: Ngực, bụng và bụng dưới. Hai tay xoa vùng thắt lưng, đùi và hông.
Ngồi thiền là một phương pháp đơn giản có tác dụng gia tăng sự tập trung, giải tỏa căng thẳng khá đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện. Hy vọng bài viết của Bàn Thờ Gỗ Đẹp đã giúp mọi người biết cách ngồi thiền đúng tư thế và đem lại hiệu quả tốt.
Xem thêm: Tử vi chỉ tay cho biết vận mệnh tương lai của cuộc đời