Thắp hương rằm tháng 7 hằng năm là một sự kiện rất quen thuộc, không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Việt. Tuy đã tồn tại lâu đời thế nhưng nét văn hóa này đang dần bị các bạn trẻ lãng quên đi. Hiểu được điều này, bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin liên quan và hướng dẫn thực hiện thắp hương cúng rằm sao cho chuẩn.
Nội dung
Lễ cúng và thắp hương rằm tháng 7 là gì?
Thắp hương rằm tháng 7 có ý nghĩa gì?
Theo quan niệm tâm linh thì con người sẽ bao gồm hai phần là hồn và xác. Khi ai đó chết đi, cơ thể sẽ dần tan rã thành cát bụi, phần hồn thì sẽ tiếp tục tồn tại ở trần gian, hoặc lên thiên đàng. Nếu khi còn sống, người đó ăn ở có đức, làm nhiều việc lành thì sẽ được sớm thăng thiên, đầu thai sang kiếp khác. Những ai ăn ở thất đức, gây ra nhiều nghiệp chướng thì sẽ bị đầy đọa, chịu phạt hoặc suốt đời lưu vong nơi dương thế không được đầu thai.
Chính vì vậy mà người còn sống thường hay tổ chức, làm lễ cúng viếng dành cho các vong linh đang quanh quẩn nơi dương thế. Điều này cầu chúc bình an cho bản thân, gia đình và cả các linh hồn ấy. Mong cho họ sớm được thanh thản, đến nơi chín suối, đầu thai sang một kiếp khác.
Thắp hương rằm tháng 7 còn được biết đến là lễ xá tội vong nhân. Thường thì nghi lễ được thực hiện để mọi nhà cầu bình an, hạnh phúc, bày tỏ sự cảm thông cho các linh hồn còn vất vưởng nơi nhân thế, những vong linh bị lãng quên, không có nơi để về, chẳng có ai thăm viếng. Đây là một phong tục được tiến hành vào mỗi năm, tồn tại từ rất lâu đời và truyền sang nhiều thế hệ khác nhau.
Xem Thêm Ngay: Tổng hợp các mẫu án gian thờ đẹp nhất 2023
Thắp hương rằm tháng 7 ngày nào?
Để thực hiện thắp hương, cúng lễ rằm tháng 7 thì bạn cần phải biết tiến hành vào ngày nào cho đúng.
Thường thì việc cúng rằm các tháng khác sẽ được thực hiện vào giữa tháng.
Tuy nhiên, theo dân gian thì vào tháng 7, ông bà ta thường cúng vào ngày 11 đến ngày 14 âm lịch. Cụ thể là ngày 11, 13 và 14/7 âm lịch.
Ngoài ra, khi cúng cũng phải chú ý đến khung giờ làm lễ. Thông thường, mọi nhà sẽ thường cúng vào lúc giữa trưa hoặc chiều tối.
Ông bà ta cho rằng vào những thời điểm này chính là lúc mà các vong linh được phép hoạt động tự do, tồn tại nhiều nhất.
Vì vậy, việc bày đồ ăn, hương đèn, rượu chè, bánh kẹo,… sẽ được những người âm thưởng thức và làm họ cảm thấy an ủi, vui hơn phần nào.
Vì sao lại chọn tháng 7 để cúng cô hồn?
Người xưa tương truyền lại rằng vào tháng 7 âm lịch hằng năm chính là khoảng thời gian các vong hồn được thả ra nhiều nhất. Trong thời điểm này, các linh hồn được phép tiếp cận dương thế nhiều hơn so với bình thường. Thế nên nghi lễ thường được thực hiện vào tháng 7 âm lịch.
Chuẩn bị gì để thắp hương rằm tháng 7?
Lưu ý rằng, khi gia chủ làm lễ, thắp hương rằm tháng 7 thì cần phải chuẩn bị thật kỹ càng, đầy đủ để không làm phật lòng người đã khuất. Hãy cố gắng chuẩn bị đầy đủ nhất có thể những món lễ tế như sau:
- Gạo trắng.
- Cháo trắng.
- Bắp rang không mùi, bánh ống quế, chè lam.
- Nhang đèn, vàng bạc, tiền mã, bánh kẹo, rượu bia, thuốc lá,…
- Tiến lẻ (thật), bánh lá, mía được chặt khúc.
Cúng rằm tháng 7 cần chuẩn bị gì - Các món đề mã như ngựa, xe, nhà lầu, quần áo,…
- Gạo, muối.
Một số điều cần biết khi thắp hương rằm tháng 7
Vì việc thắp hương, cúng rằm tháng 7 là một sự kiện tâm linh rất quan trọng nên cần phải lưu ý một số điều như sau:
- Khi rải giấy tiền vàng bạc phải được chia đều thành 4 hướng. Cứ mỗi phía thì nên đặt từ 3 đến 7 thanh nhang.
- Mâm cúng phải luôn được đặt trước của chính của căn nhà, hoặc ở giữa sân, ngoài trời.
- Sau khi cúng kiến xong thì nên đen cháo, gạo, múi đi rải khắp đường trong nhà, từ hẻm ra tới ngoài đường lớn.
- Khi cúng kiến xong xuôi, nhang đã tàn thì nên cho con nít đến “giật cô hồn”, lấy hết bánh kẹo, tiền lẻ,… là rất điều nên làm.
- Nếu trong quá trình cúng chưa xong mà đã có người đến giật đồ ăn, bánh trái,… thì tốt nhất gia chủ cũng không nên níu kéo. Nhiều người cho rằng nếu cố lấy lại thì gia đình sẽ gặp điềm xui.
Những điều cần lưu ý khi cúng - Và đặc biệt, nếu có người đến giật đồ cúng trước khi nhang tàn thì đó chính là báo hiệu của điềm may mắn cho gia chủ.
- Vào thời điểm cúng lễ rằm tháng 7, nhất là vào thời điểm tối thì nên tránh ra đường. Nhất là không được đưa trẻ nhỏ đến nơi làm lễ. Tại đó chính là địa điểm tụ họp của nhiều vong linh đang chờ lấy lễ vật, dễ làm cho các cháu sợ hãi. Thậm chí có những trường hợp tệ hơn nữa, những vong hồn này sẽ ám lấy những bé “hợp” mệnh với mình.
Vậy đó là tất tần tật những thông tin về cách thực hiện thắp hương rằm tháng 7 cũng như những điều nên biết về nét văn hóa thờ cúng này. Mong rằng qua bài viết này đã phần nào giải đáp được những thắc mắc mà mọi người đang vướng phải. Cảm ơn quý đọc giả vì đã tham khảo bài viết này.
Website tham khảo: https://banthogodep.com/
Xem thêm: Bạn đã biết thắp hương ông Công ông Táo như thế nào cho đúng chưa?