You are currently viewing Thờ cúng tổ tiên nét đẹp văn hóa truyền thống Việt Nam
Nét đẹp thờ cúng tổ tiên của văn hóa Việt

Thờ cúng tổ tiên nét đẹp văn hóa truyền thống Việt Nam

Thờ cúng tổ tiên là nét đẹp văn hóa truyền thống có từ ngàn đời xưa của người Việt Nam. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các hình ảnh cúng bái, thắp hương mỗi dịp giỗ chạp, lễ tết hoặc cưới hỏi. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa của hoạt động tâm linh này. Thế nên đôi khi việc thờ cúng chưa thực sự ý nghĩa và đúng phong thủy. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây của Gỗ Đẹp để tìm hiểu kĩ hơn về phong tục này nhé!

Thờ cúng là một nét đẹp trong văn hóa Việt

Nét đẹp thờ cúng tổ tiên của văn hóa Việt
Nét đẹp thờ cúng tổ tiên của văn hóa Việt

Việt Nam là nước có văn hóa truyền thống đạo Phật. Mọi hành động, lối sống của người dân đều hướng Phật.

Việc thờ cúng cũng bắt nguồn từ truyền thống uống nước nhớ nguồn và sự thành tâm, hiếu kính, thiện lương của quan niệm Phật giáo.

Theo đó, nét đẹp văn hóa của người Việt được bộc lộ qua 2 nghi thức chính là đi lễ chùa đầu năm và tập tục thờ cúng tổ tiên.

Đi lễ chùa đầu năm

Đi lễ chùa đầu năm được xem là một trong những nét đẹp tâm linh bộc lộ rất rõ nét văn hóa truyền thống của người Việt.

Người ta quan niệm rằng đi lễ chùa đầu năm không chỉ giúp họ có thể gửi những lời ước nguyện đến Đức Phật, mong cầu những điều tốt đẹp trong năm mới.

Mà đây còn những khoảnh khắc thiêng liêng để con người có thể thả hồn vào thế giới tâm linh, tạm gác lại những vất vả, lo toan của một năm đã vất vả mưu sinh.

Mỗi người đi lễ chùa đều mang trong mình những ước nguyện khác nhau. Có người cầu tài lộc, người cầu sức khỏe, có người lại cầu tình duyên.

Thế nhưng tất cả đều cùng một lòng thành kính, thành tâm.

Không kể giàu sang, nghèo khó hay những người từng có cuộc sống lầm lỡ, họ đều đến chùa với sự thành tâm, với tâm hồn thanh tịnh, tĩnh tâm nhất.

Thờ cúng tổ tiên

Thờ cúng tổ tiên cũng là nét đẹp văn hóa mang đậm ý nghĩa tâm linh và vô cùng đặc sắc của người Việt xưa và nay.

Dù giàu sang hay nghèo khó, các gia đình vẫn dành riêng một nơi cao ráo, trang trọng nhất để lắp đặt bàn thờ gia tiên.

Đây chính là nơi con cháu có thể thể hiện lòng thành kính và sự hiếu nghĩa của mình một cách rõ nét và thiết thực.

Vào dịp tuần rằm, lễ Tết hoặc giỗ chạp người ta đều tất bật sửa soạn những mâm cơm cúng tươm tất, gọn gàng nhất để dâng lên gia tiên.

Dù nhiều hay ít, dù thịnh soạn hay đơn sơ mộc mạc, nó đều thể hiện được tấm lòng hiếu thảo của con cháu đối với người thân đã khuất.

Việc thờ cúng còn được xem là chuẩn mực đạo đức và thước đo phẩm chất của một người.

Đây còn là một nghi lễ tốt đẹp, góp phần làm tô đẹp thêm văn hóa tín ngưỡng của người Việt mà cả thế giới đều công nhận và kính nể.

Xem thêm: Bàn thờ cúng tổ tiên, đa dạng mẫu mã, vật liệu và độ chóng mói mọt hiệu quả

Thờ cúng là gì? Văn hóa thờ cúng tổ tiên bắt nguồn từ khi nào?

Văn hóa thờ cúng được bắt nguồn từ khi nào
Văn hóa thờ cúng được bắt nguồn từ khi nào

Thờ cúng tổ tiên là tất cả các nghi thức cúng bái được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.

Nhưng đều chung một ý nghĩa là bày tỏ tấm lòng thành kính, tiếp nối truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn của người Việt từ ngàn đời xưa.

Việc thờ cúng nhắc nhở con người ta phải sống tròn đạo hiếu của một con người. Bởi vì có tổ tiên mới có ông bà, có ông bà mới có bố mẹ sinh thành ra ta, dưỡng dục ta thành người.

Theo quan niệm trong tâm linh, những người sống không có đạo đức, không có lòng biết ơn sẽ có kết cục không tốt đẹp. Vậy thờ cúng tổ tiên bắt nguồn từ đâu?

Văn hóa thờ cúng của người Việt bắt nguồn từ nền kinh tế nông nghiệp trong xã hội xa xưa, từ khi mà xã hội còn đang phát triển, sinh hoạt theo nguyên tắc phụ quyền.

Cho đến khi nền văn hóa Nho giáo du nhập vào nước ta thì chữ hiếu được đề cao thêm.

Đến thế kỷ XV triều đình nhà Lê đã thể chế hóa văn hóa thờ cúng như một điều luật, giáo dục và định hướng con người phải biết nhớ ơn cội nguồn tổ tiên của mình.

Trong đó, Bộ luật Hồng Đức có nêu rõ con cháu phải thờ cúng tổ tiên của mình trong 5 đời. Bao gồm cụ, kỵ, ông bà và cha mẹ.

Ý nghĩa của việc thờ cúng tổ tiên

Ý nghĩa thờ cúng trong văn hóa Việt
Ý nghĩa thờ cúng trong văn hóa Việt

Việc thờ cúng trước hết là thể hiện ý nghĩa tưởng nhớ tổ tiên, ông bà đã khuất. Trên bàn thờ gia tiên, hai cây đèn đại diện cho Mặt Trời và Mặt Trăng, còn hương nhang là những tinh tú trên trời.

Mỗi khi thắp hương, hương khói từ nén hương tỏa ra sẽ trở thành nhịp cầu nối thế giới tâm kinh với thế giới trần tục.

Mọi nguyện cầu của con cháu sẽ được làn hương gửi lên ông bà tổ tiên. Qua “nhịp cầu” này, tổ tiên, ông bà cũng sẽ thấy được lòng thành kính, sự hiếu thảo của con cháu.

Từ đó có thể ban phước lành, đem đến tài lộc, bình an cho con cháu nơi dương gian thể hiện những ý nghĩa tục thờ cúng tốt đẹp của văn hóa tâm linh người Việt.

Cũng chính vì vậy, bàn thờ tổ tiên luôn được bài trí một cách trang trọng, gọn gàng, sạch sẽ. Mỗi khi đến gần bàn thờ để hành lễ, con người ta luôn cảm nhận được sự thanh tịnh, bình yên với tâm hồn tinh khiết nhất.

Xã hội không ngừng phát triển, cuộc sống mỗi người đều dần văn minh, hiện đại hơn. Thế nhưng nét đẹp văn hóa đi lễ chùa đầu năm và tập tục thờ cúng tổ tiên của người Việt vẫn không bị mai một theo năm tháng. Ngược lại, người ta càng chú trọng hơn trong việc chuẩn bị lễ vật và việc thờ cúng ngày càng đủ đầy, trang trọng hơn. 

Website: https://banthogodep.com/

Xem thêm: Cách tính độ dốc mái tôn đúng và tiêu chuẩn nhất hiện nay

Bàn Thờ Gỗ Đẹp

Kiến trúc sư Đào Nhung là một chuyên gia trong giới nội thất cũng như phong thủy. Ông luôn làm việc hết mình với tinh thần hăng say và sự ham mê tìm tòi từ khi còn trẻ.

Trả lời